Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI sau 30 năm đất nước có chiến tranh (1945 - 1975) là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội toàn quốc, diễn ra cuối tháng 6, đầu tháng 7.1976, và có một quyết định lịch sử về danh xưng mới của đất nước.   

Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

Sau đại thắng Mùa Xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, non sông thu về một mối, song ở hai miền đang tồn tại hai Nhà nước với hai Chính phủ. Đó là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vấn đề cấp bách trước mắt mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra lúc bấy giờ là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây cũng là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước. 

Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976 – 1981) - Thư viện ảnh
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất, ngày 2.6.1976. Ảnh: Tư liệu

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách này, từ ngày 15 - 21.11.1975, tại thành phố Sài Gòn, đại biểu nhân dân hai miền Nam - Bắc đã tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị để bàn vấn đề then chốt, trọng đại này. Hội nghị nhấn mạnh, “Cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đó sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất”(1).

Theo Chỉ thị số 228-CT/TW, ngày 3.1.1976 của Bộ Chính trị, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung “sẽ được tiến hành trong cả nước cùng một ngày, theo những nguyên tắc thật sự dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những nguyên tắc ấy sẽ được vận dụng vào miền Nam cho thích hợp với điều kiện cụ thể của miền Nam”(2).

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng thống nhất việc thành lập Hội đồng bầu cử toàn quốc với số đại biểu ngang nhau của mỗi miền. Theo Hội nghị Hiệp thương chính trị, Hội đồng bầu cử toàn quốc gồm 22 đại biểu. Mỗi miền cử 11 đại biểu, trong Hội đồng có 1 Chủ tịch và một Phó Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng bầu cử là đồng chí Trường Chinh, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử là đồng chí Phạm Hùng.

Để bảo đảm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc bầu cử đại biểu Quốc hội, căn cứ vào điều kiện cụ thể lúc đó, ở mỗi miền đã thành lập Hội đồng bầu cử riêng: Ở miền Bắc, cơ quan chủ trì bầu cử là Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở miền Nam, cơ quan chủ trì bầu cử là, Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hội đồng bầu cử mỗi miền có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử; xét và giải quyết khiếu nại về công tác bầu cử; tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các đơn vị bầu cử gửi đến trước khi gửi lên Hội đồng bầu cử toàn quốc.

Nhân dân ta bước vào cuộc Tổng tuyển cử với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi huy hoàng đã giành được với lòng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt nam và tiền đồ vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Theo quyết định của Hội đồng bầu cử toàn quốc, cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 25.4.1976. Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trong không khí tưng bừng, hơn 23 triệu cử tri, với tư thế của người làm chủ đất nước đã nô nức làm nghĩa vụ công dân, bầu những người xứng đáng làm đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh gọn và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ cử tri đi bầu cả nước đạt 98,77%, trong đó miền Bắc đạt 99,36%, miền Nam đạt 98,59%. Cử tri đã lựa chọn và bầu đủ 492 đại biểu ngay trong vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Trong tổng số đại biểu trúng cử, công nhân chiếm 16,26%, nông dân 20,33%, thợ thủ công 1,22%, cán bộ chính trị 28,66%, quân nhân cách mạng 10,97%, trí thức 18,50%, nhân sĩ dân chủ và tôn giáo 4,06%, đại biểu nữ 26,21%, đại biểu các dân tộc thiểu số 14,28%(3).

Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Thành phần của đại biểu Quốc hội được cử tri lựa chọn đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI và những nghị quyết quan trọng

Ngày 24.6.1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đoàn Chủ tịch điều hành kỳ họp gồm 36 thành viên, trong đó có các đồng chí Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát...

Thay mặt Đoàn Chủ tịch kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã đọc diễn văn khai mạc, khẳng định, “Kỳ họp Quốc hội lần này là một cái mốc trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta. Từ mấy tháng nay, công nhân, nông dân, chiến sĩ và các tầng lớp Nhân dân khác trong cả nước đã phát động phong trào thi đua sôi nổi lấy thành tích chào mừng Quốc hội chung cả nước. Điều đó chứng tỏ Nhân dân ta nhiệt liệt hoan nghênh Quốc hội mới và đặt nhiều hy vọng vào Quốc hội4. Chủ tịch đề nghị các đại biểu Quốc hội phải hết sức cố gắng làm tròn nhiệm vụ của người đại biểu để đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào cả nước.

Thay mặt Hội đồng bầu cử toàn quốc, Chủ tịch Trường Chinh đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình và kết quả cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước ngày 25.4.1976. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong tình hình đất nước đã hòa bình. Nhân dân cả nước bước vào Tổng tuyển cử với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi huy hoàng đã giành được. Kinh nghiệm bầu cử Quốc hội do Nhân dân ta tích lũy trong mấy chục năm đã phát huy tác dụng tốt đối với cuộc Tổng tuyển cử lần này. Cuộc Tổng tuyển cử đã thành công rực rỡ. Cả nước đã bầu đủ số lượng đại biểu theo quy định ngay ở vòng đầu với các số liệu cơ cấu, thành phần sát với dự kiến. Điều đó đã khẳng định ý chí sắt đá của toàn dân quyết tâm khắc phục khó khăn, xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và chủ nghĩa xã hội...

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo chính trị "Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất XHCN". Báo cáo nêu rõ: Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI là kỳ họp hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây là một sự kiện cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị của nước Việt Nam, mở ra một giai đoạn Nhân dân ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng trên Tổ quốc ta một xã hội đẹp nhất trong lịch sử của dân tộc, đưa Tổ quốc ta tiến lên từng bước để thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”...

Kết luận báo cáo, Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đã long trọng thưa với Quốc hội: Lịch sử dân tộc đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại. “Để làm tròn sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn mới, Đảng Lao động Việt Nam xin hứa với Quốc hội, với quốc dân đồng bào sẽ nghiêm chỉnh tuân theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân(5).

Trong suốt kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận tất cả các báo cáo đã được trình bày trước Quốc hội. Ngày 2.7.1976, Quốc hội đã nhất trí thông qua 6 nghị quyết quan trọng, trong đó Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước Việt Nam thống nhất được thông qua đầu tiên.

Toàn văn Nghị quyết như sau:

“NGHỊ QUYẾT CỦA KỲ HỌP THỨ NHẤT, QUỐC HỘI KHÓA VI,
NGÀY 2.7.1976 VỀ TÊN NƯỚC, QUỐC KỲ, QUỐC HUY, THỦ ĐÔ, QUỐC CA

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội

QUYẾT NGHỊ:

1. Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

3. Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

4. Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

5- Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
TRƯỜNG CHINH”(6)

Tiếp đó là các Nghị quyết: Tên gọi của khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976; Tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới; Việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Việc chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh; Vấn đề thành lập các Ủy ban của Quốc hội.

Để thể hiện tính liên tục của Nhà nước qua các giai đoạn đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận và thông qua nghị quyết về tên gọi của Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 là Quốc hội Khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước. Trong khi chờ đợi có Hiến pháp mới, Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về việc quy định Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Tổ chức nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở Trung ương gồm có: Quốc hội; Chủ tịch nước và 2 Phó Chủ tịch nước; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Chính phủ; Hội đồng Quốc phòng; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Với những quyết đáp trọng đại như vậy, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI thật sự là một kỳ họp hết sức đặc biệt, xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước của đất nước thống nhất, độc lập, tự do, dân chủ, XHCN. Thay mặt các chức danh được bầu giữ các vị trí trong các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã phát biểu và hứa với Quốc hội, với đồng bào cả nước sẽ tiếp tục mang hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và tin tưởng rằng, “Dưới ngọn cờ trăm trận trăm thắng của Đảng Lao động Việt Nam, Nhà nước ta và Nhân dân anh hùng nước ta, nhất định sẽ xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa(7).

Trên cơ sở, nền tảng đó, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta và Nhân dân ta trong 48 năm qua tiếp tục nỗ lực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, nền kinh tế - xã hội phát triển ngày càng vững chắc, đời sống người dân được cải thiện từng bước; hòa nhập khu vực, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(8).

____________

(1) Thông báo của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc ngày 21.11.1975.

(2) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, trang 2; Nxb CTQG, Hà Nội 2004.

(3) Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 5, trang 17; Nxb CTQG, Hà Nội 2009.

(4) Như (3), trang 6, 7.

(5) Như (3), trang 67.

(6) Như (3), trang 73, 74.

(7) Như (3), trang 96.

(8) Tạp chí Cộng sản, số 966 (5.2021), trang 12.

Quốc hội và Cử tri

Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 của Đoàn ĐBQH Quảng Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nỗ lực sáng tạo vì sự phát triển của đất nước, của địa phương

Trong năm 2025 - năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, năm cuối thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai là tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích cực hơn đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng Đoàn đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động huyện Khoái Châu. Cùng dự có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đào Hồng Vận.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng
Quốc hội và Cử tri

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã đi thăm, tặng quà Tết cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực. Đi cùng đoàn có: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; lãnh đạo Vụ Tư pháp; Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện.

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông tại xã Định Mỹ, huyện Huệ Đức, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ chăm ngoan, học giỏi, lớn lên, là một thanh niên yêu nước và ý thức dân tộc cao, có nhiều hoạt động phản kháng những bất công dưới chế độ thực dân Pháp, ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.