Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi):

Quy định về đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế cần chặt chẽ, khả thi

Đây là kiến nghị được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách khi thảo luận dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Lý lẽ là bởi việc đấu thầu mua sắm thuốc men, vật tư y tế là hoạt động khó, dễ sai sót, vì vậy Quốc hội cần xem xét kỹ lưỡng.

Đàm phán giá được quy định áp dụng riêng với các gói thầu mua biệt dược

Đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế là một trong những nội dung được dư luận xã hội và các ĐBQH rất quan tâm và cho ý kiến trong quá trình xây dựng, góp ý vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) thời gian qua. Vì vậy, nội dung này đã được Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tiếp thu, chỉnh lý tại nhiều điều, khoản nhằm luật hóa, giải quyết các khó khăn, vướng mắc đang được dư luận quan tâm. Những nội dung này được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH và kết quả làm việc với một số bệnh viện lớn tại Hà Nội và đã được sự đồng thuận của Bộ Y tế và cơ quan soạn thảo.

Quy định về đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế cần chặt chẽ, khả thi -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết, Điều 23 dự thảo Luật quy định áp dụng chỉ định thầu đối với “Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, xây lắp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu người bệnh cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân”. Điều 28 dự thảo Luật về hình thức “đàm phán giá” được quy định áp dụng riêng đối với “các gói thầu mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; thuốc, dược liệu chỉ có từ 1 - 2 nhà sản xuất và trường hợp đặc thù khác”. Chương V (từ điều 54 đến điều 57) dự thảo Luật quy định về “mua sắm tập trung, mua thuốc”… Cụ thể, Điều 56 quy định bao quát các trường hợp mua hóa chất, trang thiết bị y tế, trong đó quy định rõ về thời hạn đấu thầu hóa chất đi kèm sử dụng máy đặt, máy mượn để xét nghiệm tại các bệnh viện hiện nay là 5 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực (tại điểm a, khoản 1 Điều 56). Quy định việc lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ y tế để bảo đảm tính hiệu quả, công khai, minh bạch (điểm b, khoản 1 Điều 56).

Đánh giá cao việc dự thảo Luật đã bổ sung quy định về đấu thầu mua sắm hóa chất đi kèm với sử dụng máy đặt, máy mượn để xét nghiệm tại các bệnh viện, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng, việc bổ sung quy định này sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc thực tế hiện nay khi các cơ sở y tế không đủ nguồn lực để có thể đấu thầu hóa chất cùng máy xét nghiệm. Tuy nhiên, hình thức đấu thầu này có nhược điểm là rất khó kiểm soát giá dịch vụ khi xét nghiệm. Vì vậy, đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật theo hướng cho phép thực hiện hình thức đấu thầu này trong thời hạn 5 năm kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành để các cơ sở y tế có thời gian xử lý các vấn đề tồn tại hiện nay. Sau thời hạn này, các cơ sở y tế phải chuyển sang các hình thức đấu thầu khác theo quy định để bảo đảm tính minh bạch.

Quy định về đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế cần chặt chẽ, khả thi -0
Đại biểu Lê Văn Khảm (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật hiện đang quy định áp dụng đối với thuốc biệt dược hoặc thuốc chỉ có một hoặc hai nhà sản xuất. Nêu vấn đề này, ĐBQH Lê Văn Khảm (Bình Dương) cũng đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung nội dung đàm phán giá đối với cả thiết bị và vật tư y tế. Bởi, thiết bị y tế thường là các máy móc có yêu cầu rất cao về kỹ thuật, như trong lĩnh vực ung thư có máy xạ trị, máy nội soi can thiệp tim mạch dưới hướng dẫn của siêu âm và thường nó chỉ có một hoặc hai hãng sản xuất bán tại Việt Nam. Máy xét nghiệm sinh hóa hay xét nghiệm miễn dịch, mỗi lĩnh vực cũng có số lượng máy móc hạn chế... Bên cạnh đó, trong điều trị bệnh cũng có những sản phẩm độc quyền, thường là sản phẩm có tính phát minh. Vì vậy, cần có cơ chế đàm phán giá để mua sắm được thiết bị, vật tư y tế với giá tốt nhất. Điều này sẽ có lợi cho cả bệnh nhân và Quỹ Bảo hiểm y tế, vì chi phí mua sắm thiết bị, vật tư y tế chính là yếu tố hình thành nên giá dịch vụ và chi phí khám, chữa bệnh.

Tăng cường phân cấp cho cơ sở y tế trong đấu thầu mua sắm thuốc

Quy định về đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế cần chặt chẽ, khả thi -0
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật hiện đang quy định đấu thầu tập trung được áp dụng khi hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn. Nêu vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) cũng đề nghị, cần áp dụng đấu thầu tập trung đối với mua sắm thuốc, vật tư y tế với số lượng nhỏ, rất nhỏ, rất ít, rất hiếm. Đại biểu lập luận, quy định như vậy mới đấu thầu được và mới có nhà cung cấp, phục vụ cho bệnh nhân ở tất cả các bệnh viện; qua đó, mới giảm tải được cho các bệnh viện, bởi các bệnh viện tuyến dưới có phác đồ điều trị nhưng vì không có thuốc nên phải lên tuyến trên điều trị. Đại biểu cũng cho rằng, việc áp dụng đấu thầu tập trung đối với mua sắm thuốc, vật tư y tế sẽ giúp hạn chế những tiêu cực trong mua sắm loại hàng hóa đặc biệt này, bệnh nhân cũng không phải mua thuốc trôi nổi trên thị trường. Mặt khác, nếu quy định áp dụng đấu thầu tập trung đối việc mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế với số lượng lớn là rất "cồng kềnh". Do đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị nên quy định để các cơ sở y tế, bệnh viện tự đấu thầu là chính, hạn chế đấu thầu tập trung nhằm tạo sự chủ động cho các cơ sở y tế, không phải chờ đợi, đặc biệt là không gây lãng phí.

Giải trình, làm rõ thêm về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết, việc đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế không chỉ áp dụng theo quy định tại Chương V (từ Điều 53 đến Điều 57) dự thảo Luật quy định về mua sắm tập trung; mua thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, mà có thể áp dụng theo rất nhiều quy định khác về đấu thầu, như quy định về mua sắm trực tiếp, mặc dù quy định giữ nguyên như quy định hiện hành. “Chúng ta có thể căn cứ vào hợp đồng cũ mà mua đến 130% trong hợp đồng mới khi mua sắm trực tiếp với các gói đấu thầu tương tự của cùng chủ đầu tư hoặc của chủ đầu tư khác, cho nên cần nhìn tổng thể các quy định có trong dự thảo Luật”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói.

Về đề nghị nên áp dụng hình thức mua sắm tập trung đối với những mặt hàng thuốc hiếm số lượng ít, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhấn mạnh, khi áp dụng hình thức mua sắm tập trung phải áp dụng với số lượng lớn, còn nếu không thì phải phân cấp để cho các bệnh viện, cơ sở y tế tự quyết định. “Ngay cả với những mặt hàng thuốc hiếm thì các bệnh viện, cơ sở y tế cũng tự quyết định được. Hiếm thì giá sẽ khác và trong trường hợp cả nước cần thì chúng ta áp dụng phương án đàm phán giá”, ông Nguyễn Hữu Toàn nói.

Bên cạnh đó, đại diện Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nêu rõ, dự thảo Luật lần này có điểm mới là quy định danh mục đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục này có thể đưa vào, có thể rút ra. Sau khi hình thành giá trên thị trường thì mặt hàng thuốc, vật tư y tế cần đấu thầu mua sắm có thể được đưa ra khỏi danh mục này. “Với tinh thần như vậy thì phân cấp nhiều cho các đơn vị bệnh viện, trung tâm khám, chữa bệnh. Kể cả danh mục đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế mới đầu có 100 loại thuốc, vật tư y tế nhưng sau khi hình thành thị trường rõ nét rồi thì danh mục đó có thể chỉ còn 5, còn 10”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nêu rõ.

Đối với các gói đấu thầu liên quan đến các địa phương, không phải chỉ riêng mặt hàng thuốc, vật tư y tế mà kể cả các mặt hàng khác, người ta có thể làm một vài lần và sau đó rút ra khỏi danh mục đấu thầu mua sắm. Như vậy, "vừa tạo sự tự chủ, vừa tạo ra mặt bằng ban đầu khi những loại mới ra”. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng bày tỏ mong muốn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí và các đại biểu Quốc hội khác tiếp tục phối hợp với Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhằm tiếp tục cho ý kiến, kiến nghị thêm về từng điểm quy định vấn đề này, góp phần hoàn thiện dự thảo Luật.

Thực tế cho thấy, ách tắc trong hoạt động đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế dẫn tới tình trạng thiếu thuốc men, thiếu vật tư y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân thời gian qua có nguyên nhân chính là tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra nên không dám làm, không dám đấu thầu mua sắm tại một số địa phương và đơn vị. Nêu thực tế này, ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị, cần rà soát lại những nội dung liên quan đến đấu thầu mua sắm trong lĩnh vực y tế để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm các điều kiện cho hoạt động khám, chữa bệnh trên cả nước.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.