Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9:

Phát huy vai trò tích cực của nghị sĩ trẻ toàn cầu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức là sự kiện đối ngoại đa phương có quy mô lớn nhất trong năm 2023 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại THÁI QUỲNH MAI DUNG - Trưởng Ban Thư ký quốc gia Hội nghị cho biết, Hội nghị phát huy vai trò của nghị sĩ trẻ toàn cầu và các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam đóng góp tích cực vào thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. 

Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung - Trưởng Ban Thư ký quốc gia Hội nghị
Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung - Trưởng Ban Thư ký quốc gia Hội nghị

Chuyên nghiệp, trọng thị, chu đáo

- Ngày 15.9, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội. Xin bà cho biết công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị đã được Quốc hội Việt Nam triển khai như thế nào?

- Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu nhưng chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các sự kiện đối ngoại đa phương quy mô lớn trước đó, như Đại hội đồng IPU-132 (năm 2015), Hội nghị APPF lần thứ 26 (năm 2016) và Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 (năm 2020). Chính vì thế, công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị đã được tiến hành từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng. 

Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam ký kết Thỏa thuận về phương thức tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với IPU, công tác chuẩn bị tổ chức đã được tiến hành hết sức quyết liệt, khẩn trương, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Ngày 12.4.2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 766/NQ-UBTVQH15 về thành lập Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với 23 thành viên. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Tổ chức; Tổng Thư Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn làm Phó trưởng Ban Tổ chức.

Ban Tổ chức Hội nghị cũng đã thành lập 3 tiểu ban gồm Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần - An ninh - Y tế; Tiểu ban Thông tin - Tuyên truyền và Ban Thư ký Quốc gia thuộc Ban Tổ chức Hội nghị; hình thành các Tổ giúp việc. Với phương châm “Hữu nghị, trọng thị, chu đáo, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”, Ban Tổ chức Hội nghị đã thông qua Đề án tổng thể về công tác chuẩn bị và tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.

Ngay sau khi được thành lập, Ban Thư ký Quốc gia cùng các Tiểu ban đã khẩn trương bắt tay ngay vào việc triển khai các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị như: xây dựng các Đề án chi tiết, kế hoạch triển khai cụ thể, thực hiện đồng bộ công tác chuẩn bị; phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan, đơn vị hữu quan nhằm triển khai công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị cơ bản đã hoàn tất. Quốc hội Việt Nam đã sẵn sàng đón các Đoàn đại biểu quốc tế đến dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội. 

- Sự phối hợp giữa Ban Thư ký Quốc gia Hội nghị với Ban Thư ký IPU đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuẩn bị tổ chức Hội nghị này, thưa bà?

- Với việc Quốc hội đóng vai trò nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, Ban Thư ký Quốc gia Hội nghị có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký IPU trong suốt quá trình chuẩn bị tổ chức Hội nghị. Ban Thư ký Quốc gia Hội nghị đã chủ trì, phối hợp cùng các Tiểu ban tiến hành các cuộc họp trực tuyến với Ban Thư ký IPU để trao đổi và thống nhất các nội dung liên quan đến công tác tổ chức Hội nghị như: chương trình hoạt động, nội dung nghị sự, thuyết minh chủ đề, thông tin chung của Hội nghị. Ban Thư ký Quốc gia Hội nghị cũng liên tục phối hợp với Ban Thư ký IPU để phát hành Thư mời và tài liệu Hội nghị gửi tới các nghị viện thành viên và khách mời. Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Ban Thư ký Quốc gia Hội nghị và Ban Thư ký IPU có vai trò mật thiết, quan trọng nhằm bảo đảm tổ chức thành công Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Trong suốt quá trình phối hợp với Ban Thư ký quốc gia, Ban Thư ký IPU đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp, trọng thị, chu đáo của Quốc hội Việt Nam trong công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị.

Thanh niên chung tay thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 

- Bà đánh giá thế nào về ý nghĩa của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9?

- Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu của IPU là diễn đàn để các nghị sĩ trẻ thảo luận về các vấn đề của thanh niên, nâng cao năng lực cho thanh niên và nâng cao vị thế/uy tín của các nhà lãnh đạo trẻ. Việc Quốc hội Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị lần thứ 9 không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam đối với thanh niên; phát huy vai trò của nghị sĩ trẻ của Quốc hội Việt Nam năng động, đóng góp tích cực vào thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, qua đó, góp phần thúc đẩy các lợi ích của Việt Nam trên toàn cầu.

- Theo dõi hoạt động của Nhóm đại biểu Quốc hội trẻtrong gần ba nhiệm kỳ qua, có thể thấy, các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam đang ngày càng phát huy vai trò và đóng góp tích cực trong hoạt động của Quốc hội, thưa bà?

- Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới sớm thành lập Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ. Theo đó, từ năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ đầu tiên vào năm 2015, nhằm tạo diễn đàn cho các đại biểu Quốc hội trẻ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về các vấn đề liên quan đến giới trẻ, thanh niên và lồng ghép những vấn đề là mối quan tâm của thanh thiếu niên vào quá trình xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như: lao động, việc làm, giáo dục, đào tạo… Đến nay, trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, đây là lần thứ ba chúng ta có Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ.

Việc thành lập Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam phù hợp với chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phát huy vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thời gian qua, Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng, thúc đẩy các đại biểu Quốc hội trẻ đóng góp cho những quyết sách quan trọng của nghị trường.

Trong các hoạt động của Quốc hội, Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ nói chung và các đại biểu Quốc hội trẻ nói riêng đã thể hiện được trình độ, bản lĩnh, chính kiến, quan điểm vào những nội dung trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Các ý kiến nhìn chung có chất lượng cao, được các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp thu. Các đại biểu Quốc hội trẻ cũng chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; tổ chức các đợt tiếp xúc cử tri trẻ là thanh niên công nhân, thanh niên nông dân, thanh niên công chức, thanh niên khối công chức… kịp thời truyền tải, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri trẻ tới nghị trường cũng như tới các cơ quan của Chính phủ và chính quyền các địa phương.

Các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam cũng tham gia tích cực vào nhiều hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên cả bình diện song phương và đa phương, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội ta và Nghị viện các nước trên thế giới.

Trong đó, tại các diễn đàn liên nghị viện, các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam đã tham gia sôi nổi, tích cực trao đổi với nghị sĩ trẻ các nước về kinh nghiệm hoạt động dân cử; tham gia các cuộc thảo luận mang tính toàn cầu về những vấn đề được quan tâm chung của giới trẻ/nghị sĩ trẻ trong khu vực và trên thế giới. Sự tham gia của các đại biểu Quốc hội trẻ của Việt Nam tại các diễn đàn hợp tác liên nghị viện đa phương còn góp phần tăng cường hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam; về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và tăng cường mối liên hệ giữa các đại biểu với các nghị sĩ trẻ, thế hệ lãnh đạo trẻ của các nước khác.

Trong khuôn khổ IPU, Đoàn đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chủ trương, chính sách của Việt Nam liên quan đến các vấn đề trao đổi tại Hội nghị; đồng thời, đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm tăng cường vai trò của các nghị sĩ trẻ trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

- Xin cảm ơn bà!

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.