Phát huy trí tuệ và trách nhiệm của người đại biểu

Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa kết thúc đợt họp thứ nhất, hoàn thành khối lượng công việc lớn, đúng tiến độ, nhiều dấu ấn nổi bật được đông đảo cử tri đánh giá cao. Với hơn 30 lượt ý kiến phát biểu thảo luận và chất vấn sôi nổi, tâm huyết, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có đóng góp tích cực vào thành công chung của đợt họp, thể hiện trí tuệ, trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri và Nhân dân.

Khẳng định vai trò “hạt nhân” trong hoạt động lập pháp

Tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, công tác lập pháp tiếp tục là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của Kỳ họp thứ Bảy với số lượng 24 dự án luật, nghị quyết. Đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Với tinh thần “chủ động, tích cực, trách nhiệm cao”, ở tất cả các phiên thảo luận về các dự án luật, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đều có ý kiến phát biểu chuyên sâu, có sự kết hợp giữa khoa học và thực tiễn, được Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh Hồ Long
Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa dự Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Điển hình, thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, ĐBQH tỉnh cho rằng, tại Khoản 2 Điều 38 dự thảo Luật có quy định tổ chức hành nghề đấu giá tài sản bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá tại trụ sở tổ chức hành nghề. Quy định này chưa thực sự phù hợp. Bởi, trên thực tế, có tình trạng tổ chức đấu giá cố tình “trì hoãn” việc người đấu giá đến mua hồ sơ. Do đó, nên quy định là tổ chức đấu giá bán hồ sơ tại UBND cấp xã, huyện có tài sản đấu giá. Đề xuất này của đại biểu được nhiều cử tri đánh giá sẽ tạo thuận lợi cho người tham gia đấu giá có thể tiếp cận được thông tin, tránh tình trạng tổ chức đấu giá làm trì hoãn việc người tham gia đấu giá thực hiện quyền đấu giá. Đối với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, một trong những nội dung được đông đảo cử tri quan tâm là quy định về tỷ lệ nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Theo đó, ĐBQH tỉnh đồng tình với quy định về các hành vi bị nghiêm cấm tại Khoản 2, Điều 10: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Theo đại biểu, việc cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đã giúp làm giảm các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, góp phần hình thành văn hóa giao thông: “đã lái xe thì không uống rượu, bia”.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên, trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, ĐBQH có vị trí trung tâm với vai trò hạt nhân có đóng góp quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả, tính khả thi của các dự án luật. “Tôi cho rằng, tinh thần “lập pháp chủ động” của Quốc hội Khóa XV đã và sẽ tiếp tục được lan tỏa, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước”. 

Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực

Không chỉ “tích cực, chủ động” đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, ngay trong tuần làm việc đầu tiên, khi Quốc hội thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phát biểu ấn tượng, tập trung đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để khắc phục bất cập, khó khăn hiện hữu.

Theo ĐBQH tỉnh, Nghị quyết số 43/2022/QH15 là chương trình lớn, đúng đắn, đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, vẫn cần điều chỉnh để sát thực tiễn, điển hình như chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng được Quốc hội cho phép kéo dài thực hiện đến hết 30.6.2024 có tác động tích cực khi vừa kích cầu tiêu dùng, vừa kích thích sản xuất phát triển. Thực tiễn cho thấy, tình hình doanh nghiệp và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khả năng phục hồi, phát triển chưa thực sự bền vững. Vì vậy, đại biểu đề nghị, Quốc hội tiếp tục cân nhắc xem xét, cho phép kéo dài thêm thời gian thực hiện chính sách này cho phù hợp. Đây là đề xuất thể hiện rõ nét việc đại biểu đã tiếp thu, lắng nghe hơi thở từ thực tiễn cuộc sống để truyền tải tới nghị trường.

Tương tự, tại các phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, bên cạnh đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo điều hành, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, các ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đề xuất Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh quá trình tích tụ đất đai, đây là vấn đề mấu chốt vì thực tế sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn manh mún, nhỏ lẻ. Đồng thời, có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong đó trọng tâm là chính sách tiếp cận đất đai, tiếp cận nguồn vốn phải thông thoáng, nguồn nhân lực chất lượng cao cần được quan tâm. Liên quan đến khó khăn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ của một số đơn vị sự nghiệp công lập, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành cần xác định những đơn vị mang tính chất phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công cung ứng các dịch vụ cơ bản, thiết yếu để Nhà nước có cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, bố trí ngân sách phù hợp bảo đảm kinh phí hoạt động cho các đơn vị này.

Theo dõi sát hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa trong đợt họp thứ nhất có thể thấy, các ĐBQH đã bám sát tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Quốc hội về phát huy “dân chủ, trí tuệ” trong từng phiên họp bằng hàng loạt ý kiến sâu sắc, toàn diện, chuyên sâu vào các dự án luật và các báo cáo, nghị quyết trình tại kỳ họp; góp phần tạo nên kho “tài liệu tham khảo” để Quốc hội có những quyết sách quan trọng tiếp tục hoàn thiện thể chế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hiện tại, tạo cơ sở, tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Quốc hội và Cử tri

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phú Yên: Tăng cường tuyên truyền những luật mới sửa đổi

Vừa qua, tại Hội trường UBND phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Bình Phú đã có buổi TXCT thị xã Đông Hòa trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Lớp học tiếng Anh của cô Hà Ánh Phượng (Phú Thọ). Ảnh: qdnd.vn
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm chính sách khả thi

Dự án Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 vừa qua; với mong muốn tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, dự thảo đã có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.