Những ánh sao khuê

Ni sư trưởng Huỳnh Liên - hiện thân của đạo pháp và dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ni sư trưởng Huỳnh Liên là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Khóa I và Khóa II; đại biểu Quốc hội Khóa VI; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam; Ủy viên Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Ni sư Huỳnh Liên, tên thật là Nguyễn Thị Trừ sinh ngày 19.3.1923 tại làng Phú Mỹ, TP. Mỹ Tho, tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân Phật giáo. Cha là cụ Nguyễn Văn Vận và mẹ là cụ Lê Thị Thảo. 

Ni sư là con cả trong gia đình gồm 5 chị em gái. Thuở nhỏ, ni sư được gia đình cho ăn học đến hết trung học tại quê nhà. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, ni sư buộc phải nghỉ học. Nhờ người cậu ruột là Lê Quý Đàm - người đã tham gia cách mạng từ những năm 1930, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, theo học tại Trường Cao đẳng Hà Nội về quê dưỡng bệnh, dạy thêm về văn hóa và giúp đỡ tiếp cận với tư tưởng yêu nước và đấu tranh cách mạng. 

Lớn lên trong điều kiện đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, mặc dù là một phật tử tu tại gia, Huỳnh Liên không chịu nổi những nghịch cảnh hàng ngày xảy ra quanh mình. Năm 1943, tròn 20 tuổi, chị vào tu tại Phật đường Minh Sự với hy vọng thoát khỏi trần tục. Năm 1945, hưởng ứng Lời kêu gọi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, cũng như đồng bào cả nước, ni sư cùng chị em trong vùng dũng cảm tiến lên dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh giành chính quyền ở địa phương. Ngày 23.9.1945, chưa đầy một tháng sau ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập, núp dưới quân đội Anh vào giải giáp ở Sài Gòn, thực dân nổ súng hòng cướp nước ta một lần nữa. Và cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta bắt đầu. Ni sư Huỳnh Liên trở về với am tranh của người dì ở Phú Mỹ để ẩn mình. 

Ni sư trưởng Huỳnh Liên - hiện thân của đạo pháp và dân tộc -0
Ni sư trưởng Huỳnh Liên - hiện thân của đạo pháp và dân tộc

Ngày 1.4.1947, ni sư làm lễ xuất gia tại Linh Hữu Từ, làng Phù Mỹ với pháp danh Huỳnh Liên. Nhờ thông minh và chăm học, chăm làm, ni sư được đức Tổ sư truyền đạo trực tiếp và ủy thác cho ni sư tiếp chúng độ ni. Đến khi Tổ sư vắng bóng, ni sư được kế tục chí nguyện Tổ sư. Ni sư kiên trì hướng dẫn tập thể ni chúng theo đạo pháp. Sau 44 năm, ni sư đã xây dựng thành công hệ thống 72 ngôi Tịnh xá đạo tràng, 72 thảm đất vàng từ miền Trung trở vào, quy tụ hàng nghìn ni chúng, hàng vạn tín đồ. Riêng Tịnh xá Ngọc Phương - trụ sở của khất sĩ ni giới Việt Nam, là nơi tập trung đông nhất.

Ni sư Huỳnh Liên đã dấn thân vào con đường đấu tranh trong những năm tháng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất đất nước. Năm 1963, với tư cách là người đứng đầu ni giới khất sĩ, ni sư đã lãnh đạo toàn ni giới tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng và quyền dân sinh, dân chủ của Phật giáo, của sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Định. Phong trào lan tỏa nhanh và phát triển mạnh ở các tỉnh Trung bộ như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum và các tỉnh Nam bộ như: Cần Thơ, Sa Đéc, Sóc Trăng.

Song mốc thời gian đánh dấu bước phát triển toàn diện các hoạt động yêu nước của mình là việc ni sư tham gia thành lập và giữ vai trò cố vấn cho phong trào “Phụ nữ đòi quyền sống” do luật sư Ngô Bá Thành làm Chủ tịch, ra mắt tại chùa Ấn Quang ngày 2.8.1970.

Là người phụ nữ thông minh, hiểu biết rộng, có nhiều sáng kiến, ni sư đã liên tiếp tổ chức thành công nhiều hoạt động gây tiếng vang lớn ở trong nước và trên thế giới như: ngày 18.10.1970, ni sư khởi xướng lễ “Xuống tóc vì hòa bình” thành công và được Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đánh giá cao vì “nó tác động mạnh mẽ đến gia đình viên chức và binh sĩ ngụy”. Ngày 25.10.1970, cùng với lực lượng các giới, ni sư tham gia mít tinh chống Mỹ và chính quyền tay sai. 

Ngày 7.11.1970, ni sư tổ chức mít tinh ra Tuyên ngôn 10 điểm vì hòa bình của Mặt trận dân tộc tranh thủ hòa bình. 

Ngày 22.11.1970, ni sư cùng với Ban lãnh đạo phong trào thành lập Chi nhánh phong trào đòi quyền sống Phụ nữ ở Cần Thơ. 

Ngày 1.1.1971, ni sư tham gia cùng phong trào học sinh, sinh viên, phong trào dân tộc tự quyết, Ủy ban Cải thiện chế độ lao tù tổ chức mít tinh, diễu hành đòi thả tù chính trị.

Ngày 5.1.1971, phối hợp với Hội Phụ nữ quốc tế, ni sư lên án chiến tranh, đòi lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Từ đầu năm 1971 đến ngày 18.11.1971, ni sư liên tục cùng với các giới đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn giải quyết các yêu sách chính đáng của từng giới. Từ đó, danh hiệu hình ảnh các nhà sư nữ đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược thế kỷ XX được cả thế giới biết đến với sự kính trọng và khâm phục. 

Tịnh xá Ngọc Phương bị hàng rào kẽm gai và binh lính ngụy phong tỏa ngày đêm, cấm hai “nữ tướng” ni sư Huỳnh Liên và Ngoạt Liên ra khỏi tịnh xá. Dù bao vây nghiêm ngặt, hai vị đã băng qua kẽm gai, vượt khỏi hàng rào binh lính, đưa đội ngũ các nhà sư nữ ra ngoài tham gia các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, tập trung trước Nhà hát lớn Sài Gòn phản đối ngụy quyền phong tỏa Tịnh xá Ngọc Phương, yêu cầu thả tù chính trị, các nhân sĩ yêu nước, sinh viên học sinh đã bị bắt. 

Bên ngoài đấu tranh công khai với Mỹ - Ngụy, bên trong Tịnh xá Ni trưởng nuôi giấu cán bộ cách mạng, giúp đỡ tài chính cho các cơ sở cách mạng. 

Từ cuối năm 1971 đến năm 1975, phong trào đấu tranh tiếp tục, diễn ra sôi động với mục tiêu rõ rệt là đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi thực hiện Hiệp định Paris, đòi hòa bình, hòa giải, hòa hợp dân tộc. Trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt đó, nổi bật những thời điểm đáng nhớ như: 

Ngày 4.10.1974, ni sư dẫn đầu đội quân gồm các nhà sư nữ phối hợp với Ủy ban Chống tịch thu báo chí tổ chức mít tinh tại Chợ Bến Thành để phản đối chính quyền tịch thu báo và tiến hành “đọc báo nói cho đồng bào tôi nghe” qua loa đài đã thu hút hàng nghìn người tham gia làm cho địch lo sợ. 

Ngày 10.10.1974, ni sư tham gia “Ngày ký giả ăn mày”, mang bị gậy diễu hành quanh Chợ Bến Thành rồi đến mít tinh trước Hạ nghị viện, gây ra trận xung đột lớn giữa binh lính ngụy và đoàn biểu tình, tạo tiếng vang lớn ở trong nước cũng như trên thế giới. 

Chiến tranh leo thang, mở rộng và ngày càng ác liệt, số người nghèo khó, mồ côi, tàn tật ngày càng đông. Với tinh thần tích cực nhập thế, ni sư đặc biệt quan tâm chăm lo con đường từ thiện xã hội: nhận nuôi dưỡng hàng trăm trẻ mồ côi, mở trường dạy học từ thiện miễn phí cho nhiều địa phương; vận động các đệ tử tham gia úy lạo các bệnh viện, khám đường, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ cách mạng. Sự nghiệp từ thiện nhân đạo của Ni trưởng càng được đẩy mạnh và mở rộng sau ngày thống nhất đất nước.

Với uy tín, đức độ được Nhân dân thừa nhận, Ni sư trưởng Huỳnh Liên, hiện thân của sự gắn kết đạo với đời, được Nhà nước cử đi dự Đại hội Phụ nữ thế giới họp tại Berlin của Cộng hòa Dân chủ Đức; dự Đại hội Tôn giáo thế giới vì hòa bình ở Moscow và đi thăm Mông Cổ.

Ni sư trưởng Huỳnh Liên là đại biểu Quốc hội Khóa VI, khóa đầu tiên khi đất nước thống nhất; là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các Khóa I và II; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của TP. Hồ Chí Minh.

Năm 1986, ni sư là Ủy viên Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam và tại Đại hội, ni sư được bầu làm Ủy viên kiểm soát.

Ngày 16.4.1987, Ni sư trưởng Huỳnh Liên vĩnh biệt cõi trần, thọ 65 tuổi.

Quốc hội và Cử tri

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai
Quốc hội và Cử tri

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2020 - 2023 tại một số đơn vị trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh công tác đào tạo nghề là nội dung quan trọng. Vì vậy, ngành lao động, thương binh và xã hội cần ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào công tác đào tạo các ngành để chuẩn bị nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường cao tốc hoàn thành.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.

image_sapo
Quốc hội và Cử tri

Tạo lập không gian phát triển mới

Trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã, thành phố sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính cấp huyện liền kề. 3 thị xã, thành phố dự kiến thành lập mới trên cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính; 4 thị xã, thành phố đã có quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu. 48 thị trấn thuộc 28 tỉnh, thành phố dự kiến sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính xã liền kề.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả
Diễn đàn Quốc hội

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất, hiệu quả; tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước bạn bè truyền thống.

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10.9.2024.

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNGkhẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới.

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Chính sách và cuộc sống

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2024.

Quảng Ninh: Sinh hoạt chuyên đề “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cơ quan dân cử và đại biểu dân cử”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Sinh hoạt chuyên đề “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cơ quan dân cử và đại biểu dân cử”

Để bày tỏ tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân 49 ngày mất cố Tổng Bí thư, chiều 6.9, Chi bộ Công tác Quốc hội (Đảng bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cơ quan dân cử và đại biểu dân cử”.

Bài 1: Những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn nguyên giá trị
Quốc hội và Cử tri

Bài 1: Những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn nguyên giá trị

Phạm Thị Thinh - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời lãnh đạo, rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh chính trị của Đảng, để Đảng giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi, thành tựu to lớn, vĩ đại, giải phóng dân tộc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, mưu cầu độc lập - tự do - hạnh phúc cho Nhân dân. 

Lan tỏa giá trị văn hóa Mường trên quê hương mới
Quốc hội và Cử tri

Lan tỏa giá trị văn hóa Mường trên quê hương mới

Trong buổi TXCT ngoài nơi cư trú do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tổ chức tại huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) vừa qua, nhiều cử tri kiến nghị, tỉnh Hòa Bình có chính sách hỗ trợ khôi phục xây dựng nhà sàn truyền thống để người dân có nơi hội họp và lưu giữ bản sắc văn hóa Mường trên quê hương mới; đồng thời, khôi phục một số nghi lễ và nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch cộng đồng của Nhân dân địa phương.

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội)

Quản lý giá thuốc là vấn đề rất quan trọng. Kê khai giá thuốc là một cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu thuốc. Cho nên quản lý giá thuốc luôn là vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đưa ra khái niệm giá bán buôn thuốc dự kiến thay cho khái niệm giá bán buôn toàn chặng trong dự thảo Luật trước đây. Tuy nhiên, tên gọi có khác nhau, nhưng về nội hàm thì không có sự khác biệt.

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước
Diễn đàn Quốc hội

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước

Cho ý kiến về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 vừa qua là chính sách chung của Nhà nước về dược và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược.

Hiện thực hóa chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt vì dân
Quốc hội và Cử tri

Hiện thực hóa chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt vì dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng chính quyền địa phương mạnh mẽ và sáng suốt, liêm chính, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu cầu đặt ra phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước ở chính quyền địa phương, nhất là công tác cán bộ. Sớm nghiên cứu thể chế chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn, nhằm tăng cường trách nhiệm cán bộ và giám sát trực tiếp của Nhân dân, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Lòng yêu nước của một vị đại khoa
Quốc hội và Cử tri

Lòng yêu nước của một vị đại khoa

Một bậc đại khoa mà khi nhắc tên, cả vùng quê tôi đều kính trọng; đó là Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889 - 1954). Cụ nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, khi mới 19 tuổi, trong Khoa thi năm Đinh Mùi 1907 dưới thời vua Thành Thái, cụ đỗ Hoàng giáp - học vị cao nhất thời đó.

“Vũ khí” sắc bén bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân
Quốc hội và Cử tri

“Vũ khí” sắc bén bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân

LÊ HỒNG HẠNH - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Ngày 2.9.1945, trước hàng triệu quốc dân đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Để đạt được mục tiêu và bảo vệ vững chắc nền độc lập ấy, trước đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh lập rõ lời thề linh thiêng: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

TS. BÙI NGỌC THANH- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI sau 30 năm đất nước có chiến tranh (1945 - 1975) là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội toàn quốc, diễn ra cuối tháng 6, đầu tháng 7.1976, và có một quyết định lịch sử về danh xưng mới của đất nước.   

Từ “Con đường văn sĩ” đến những ngày chiến khu
Quốc hội và Cử tri

Từ “Con đường văn sĩ” đến những ngày chiến khu

“Con đường văn sĩ” là tên cuốn sách tập hợp những trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (NXB Kim Đồng, 2024), viết trong các năm từ 1938 - 1945. Đó là khoảng thời gian ông bắt đầu từ chân thư kí sở Thuế quan ôm mộng văn chương, tự đào luyện mình trở thành một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng trên văn đàn. Đồng thời cũng trên con đường ấy, nhà văn đã kinh qua các hoạt động, phong trào để đến với cách mạng. Ban đầu là hoạt động Hướng đạo, Truyền bá quốc ngữ, cuối cùng là Mặt trận Việt Minh, khi ông gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc bí mật của Đảng.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.