Nâng tầm hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

TS BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là yêu cầu cần thiết khách quan của Quốc hội, làm cho bộ máy nhà nước vững mạnh hơn, các chức danh cấp cao trong bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn.

Chất vấn làm cho bộ máy nhà nước vững mạnh hơn

Hoạt động chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Hoạt động chất vấn có hiệu lực, hiệu quả cao chỉ sau hoạt động giám sát bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, do lấy phiếu tín nhiệm chưa phải là hoạt động giám sát thường xuyên nên cũng có phần hạn chế. Mặt khác, hoạt động chất vấn được tiến hành thường xuyên còn hỗ trợ tích cực cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm.

Nâng tầm hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn -0
Đại biểu Quốc hội Lê Minh Trí (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội. Ảnh: Lâm Hiển

Do đó tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết khách quan của Quốc hội, làm cho bộ máy nhà nước vững mạnh hơn, các chức danh cấp cao trong bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn.

Theo “thông lệ”, một nhiệm kỳ có 11 kỳ họp thường kỳ thì Kỳ họp thứ Nhất và Kỳ họp thứ Mười một không hoạt động chất vấn. Và theo Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND thì có hai loại hoạt động chất vấn. Đó là, hoạt động chất vấn theo nhóm vấn đề (diễn ra trong 7 kỳ họp) và hoạt động chất vấn tổng thể (giữa nhiệm kỳ, tại Kỳ họp thứ Sáu và cuối nhiệm kỳ tại Kỳ họp thứ Mười). Vậy hoạt động chất vấn có thể tiếp tục đổi mới theo hướng nào?

Trước hết, trong lựa chọn vấn đề chất vấn, cần lưu ý rằng, các bộ, cơ quan ngang bộ hiện được tổ chức theo mô hình đa ngành, gồm rất nhiều lĩnh vực quản lý trong một bộ. Một trong những phương châm của hoạt động chất vấn là đi tới tận cùng vấn đề. Do đó, để lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, có lẽ cần quy định một số nguyên tắc, ví dụ: số lượng vấn đề chất vấn phải phù hợp với thời lượng dành cho một chức danh bị chất vấn (thực tế nhiệm kỳ vừa qua, thời lượng dành cho một chức danh, thấp nhất là 2 giờ 30 phút; cao nhất là 3 giờ 40 phút); các vấn đề được lựa chọn chất vấn có mối quan hệ trực tiếp với nhau; là những vấn đề bức xúc nhất hiện tại, hoặc tồn đọng lâu ngày không được giải quyết, những vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm. 

Đối với hoạt động chất vấn tổng thể (theo các nghị quyết các kỳ chất vấn trước đó và theo các chuyên đề đã giám sát), sau nửa nhiệm kỳ chất vấn theo nhóm vấn đề thì gần như toàn bộ các vấn đề kinh tế - xã hội đều đã được đề cập nên khi tái chất vấn cần hệ thống hóa, phân loại các vấn đề trong các nghị quyết và trong các chuyên đề đã giám sát theo lĩnh vực và lựa chọn một số vấn đề theo các tiêu chí như: những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, chi phối mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; những vấn đề bức xúc nhưng dư luận cho rằng ít có chuyển biến; những vấn đề liên bộ, liên ngành hay “bị bỏ trống trận địa”.

Trong hoạt động chất vấn, “đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể” (Điều 15, Khoản 3, Điểm a; Điều 26, Khoản 2, Điểm a, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND). Luật pháp quy định rất cô đọng, nhưng từ thực tiễn hoạt động chất vấn nhiều khóa, có thể rút ra một số vấn đề để tiếp tục đổi mới đối với đại biểu Quốc hội trong thực hiện quyền chất vấn. 

Cụ thể, đại biểu phải nắm tương đối chắc vấn đề đưa ra chất vấn, có nhiều thông tin, trong đó có những thông tin “đắt giá”. Hết sức tránh tình trạng mới nghe láng máng, chưa có sự chuẩn bị thấu đáo đã chất vấn, nội dung chất vấn khác xa với sự thật được trả lời. Thông tin thu thập được phải sàng lọc, chỉ sử dụng những thông tin đáng tin cậy bao gồm: thông tin có được từ các cuộc tiếp xúc cử tri; từ các phương tiện thông tin đại chúng; từ trong công việc bản thân; từ các cuộc giám sát; từ các báo cáo của các cơ quan nhà nước tại các kỳ họp; từ các lần thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội và nhiều nguồn khác... 

Đại biểu phải nắm vững phạm vi quản lý, điều hành, trách nhiệm quản lý nhà nước của người bị chất vấn để đặt và gửi câu chất vấn, hết sức tránh nhầm địa chỉ. Câu chất vấn phải ngắn, gọn, rõ ý, súc tích làm cho người bị chất vấn phải trả lời đúng ý chất vấn và phải gắn chặt với trách nhiệm của người bị chất vấn (gồm trách nhiệm tổ chức điều hành thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; trách nhiệm hoạch định chính sách, chế độ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành). Hết sức tránh diễn giải thông tin quá dài, hết cả thời lượng cho phép mà vẫn chưa bật ra được câu hỏi.

Đối với người trả lời chất vấn, Điều 15 và Điều 26 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã quy định, “Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời gian khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có)”. Do đó, trước hết phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trả lời trước Quốc hội, trước cử tri và đồng bào trong, ngoài nước. Trong quá trình quản lý, điều hành phải thường xuyên cập nhật thông tin, định kỳ có sơ kết, tổng kết lĩnh vực hoặc chuyên đề phục vụ cho công việc của mình. Phải bao quát được tình hình thuộc phạm vi quản lý, điều hành của mình. Trả lời chất vấn thẳng thắn, ngắn gọn, mạch lạc, chính xác và tự xác định trách nhiệm trước công việc; trả lời các câu chất vấn theo đúng thời lượng cho phép mà Nội quy kỳ họp quy định và tuân thủ sự điều hành của chủ tọa.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn

Để đổi mới, nâng tầm hơn nữa hoạt động chất vấn của Quốc hội cũng cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn. Những thử nghiệm trong hoạt động chất vấn vừa qua cần được tổng kết và “nội quy hóa” hoặc luật hóa để thực hiện tốt hơn. Đó là: Hỏi 1 phút, trả lời 3 phút. Hoặc xem lại quy định tại Điều 17 của Nội quy kỳ họp: Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 2 phút; người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 5 phút có còn phù hợp không vì thực tế, nếu đại biểu chỉ hỏi một câu với một, hai nội dung ngắn gọn thì còn áp dụng được; nếu hỏi hai, ba câu với nhiều nội dung thì không thể trả lời gói gọn trong 5 phút được. Từ đây cần xem xét có quy định cố định số câu hỏi trong một lần chất vấn không; quy định cố định số lần chất vấn và số câu chất vấn hay là quy định cố định thời lượng chất vấn và thời lượng trả lời chất vấn. Phương châm “hỏi nhanh, đáp gọn”, “hỏi gì, đáp nấy” cần được cụ thể hóa “nhanh, gọn” là bao lâu, trong trường hợp nào...?

Quyền tranh luận là vấn đề mới xuất hiện từ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV. Tác dụng tích cực của tranh luận đã được khẳng định. Riêng trong hoạt động chất vấn chỉ được tranh luận giữa đại biểu có chất vấn với chức danh bị chất vấn. (Khác với trong thảo luận kinh tế - xã hội, thảo luận xây dựng luật và thảo luận các dự án, đề án khác... là giữa các đại biểu có thể tranh luận với nhau). Vì vậy cũng nên “nội quy hóa” quyền tranh luận của đại biểu Quốc hội trong thảo luận, trong đó có quyền tranh luận trong hoạt động chất vấn.

Một trong những đặc điểm của chất vấn tổng thể là hầu như tất cả các chức danh trong bộ máy nhà nước đều phải trả lời chất vấn, bởi vậy kết quả của chất vấn sẽ phục vụ đắc lực cho hoạt động giám sát bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy chất vấn tổng thể cần đi trước lấy phiếu tín nhiệm (ngược lại, lấy phiếu tín nhiệm nên tiến hành sau khi chất vấn tổng thể).

Trong một nhiệm kỳ, tất cả các chức danh trong bộ máy nhà nước được quy định tại khoản 1, Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành nên trả lời chất vấn ít nhất một lần các câu chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chúng ta hy vọng, tiếp tục đổi mới hoạt động chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạo sinh khí mới trong sinh hoạt của Quốc hội và nâng lên một tầm cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát này.

Quốc hội và Cử tri

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.