Năng lực nội sinh - chìa khóa để nền kinh tế tự lực, tự cường

"Chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” rất phù hợp với bối cảnh hiện nay, bởi thúc đẩy năng lực nội sinh là chìa khóa để nền kinh tế tự lực, tự cường!", TS. LÊ DUY BÌNH, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, chia sẻ.

Năng lực nội sinh của chúng ta rất lớn

- Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 có chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững", ông nghĩ sao về chủ đề này?

TS LÊ DUY BÌNH

- Chủ đề này rất phù hợp với bối cảnh hiện nay cũng như yêu cầu từ thực tiễn của nền kinh tế. Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta bị tác động rất lớn bởi ngoại cảnh và đã bộc lộ những điểm mạnh lẫn điểm yếu. Một số khía cạnh, lĩnh vực của nền kinh tế đã cho thấy, muốn phát triển cần phải dựa nhiều hơn vào năng lực nội sinh.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, chúng ta buộc phải thực hiện hai việc: một là thúc đẩy nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực; hai là phải nâng cao hơn nữa nội lực của nền kinh tế để bảo đảm tự lực, tự cường, tăng trưởng và phát triển bền vững. Do đó, tôi tin rằng, với chủ đề này, Diễn đàn chắc chắn thu hút sự quan tâm rất lớn từ xã hội.

- Theo ông, chúng ta đang có những năng lực nội sinh nào?

- Chúng ta đang có rất nhiều năng lực nội sinh! Đó trước hết là sự ổn định về mặt chính trị cùng nền tảng kinh tế vĩ mô. Môi trường thể chế đã được cải thiện rất nhiều so với ba thập niên trước. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, việc tuân thủ các quy định cũng ngày càng tốt hơn, các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng có tinh thần thượng tôn pháp luật. Đây là nền tảng rất quan trọng cho phát triển, 

Cũng chính sự ổn định chính trị, ổn định vĩ mô, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện đã giúp nền kinh tế vận hành dần theo quy luật của thị trường, môi trường kinh doanh cạnh tranh cao hơn. Từ đó tạo nền tảng cho những năng lực nội sinh khác được phát huy.

Đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, với khoảng 900.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp của người dân ngày càng được củng cố. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) năm 2023 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam thuộc top 5 trong ASEAN và xếp thứ 43/160 quốc gia. 

Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, với khoảng 52 triệu người. Không những thế, quy mô dân số hơn 100 triệu dân cũng tạo ra thị trường rất lớn cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước... Cùng với đó, sự tin cậy, lựa chọn Việt Nam là nơi đầu tư của các doanh nghiệp FDI cũng là một điểm mạnh của chúng ta, là năng lực nội sinh đã và đang đưa nền kinh tế phát triển.

Rõ giải pháp phát huy tốt nhất năng lực nội sinh

- Tuy nhiên, dường như những năng lực nội sinh vẫn chưa được phát huy hết và cần phải củng cố hơn nữa, đúng như chủ đề của Diễn đàn, thưa ông?

- Đúng vậy! Chúng ta chưa phát huy được hết năng lực nội sinh và vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Chẳng hạn, nền kinh tế thị trường đã được vận hành song chưa hoàn hảo. Trong nhiều trường hợp, quá trình vận hành còn sử dụng những công cụ không phù hợp kinh tế thị trường, làm thui chột động lực của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nói cách khác, kinh tế thị trường vận hành vẫn chưa trơn tru, làm ảnh hưởng đến năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Môi trường kinh doanh dù đã được cải thiện, song xếp hạng của Việt Nam trong bảng tổng sắp các quốc gia vẫn chưa cao. Nhiều quy định vẫn còn là rào cản đối với doanh nghiệp, chưa thực sự tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về khu vực doanh nghiệp, vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nước, của doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động thương mại vẫn chưa cao, chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, những lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng tri thức cao vẫn chưa thực sự phát triển. Hiện, chúng ta cũng chưa tạo được đột phá lớn về kinh tế số, mặc dù tiềm năng phát triển rất lớn...

- Cá nhân ông mong đợi gì ở Diễn đàn năm nay? 

- Năng lực nội sinh của nước ta rất lớn, vấn đề là làm thế nào để phát huy và sử dụng hiệu quả nhất các năng lực đó. Tôi mong Diễn đàn làm rõ vì sao chưa phát huy được hết năng lực nội sinh đó? Những cơ hội, thách thức nào trong việc phát huy các năng lực nội sinh? Cần tập trung cho những năng lực nội sinh nào, giải pháp cụ thể là gì?

Cũng tại Diễn đàn, các đại biểu sẽ thảo luận về Nghị quyết số 43/2022 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là chính sách tốt để bảo vệ sức dân, sức doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn do Covid-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hy vọng sẽ không cần nhiều nghị quyết hỗ trợ nữa. Thay vào đó, cần có những nghị quyết kiến tạo để nền kinh tế, doanh nghiệp thực sự chuyển hướng bằng chính nội lực của mình, chuyển dịch sang mô hình kinh tế tăng trưởng tốt hơn, bền vững hơn, tự lực tự cường hơn!

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.