Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV

Mang "hơi thở cuộc sống" vào nghị trường

Mang "hơi thở cuộc sống" vào nghị trường là phương châm hoạt động Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV. Bám sát phương châm đó, tại Kỳ họp thứ Sáu, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tiếp tục phát huy cao nhất trách nhiệm người đại biểu để chuyển tải nhiều nhất, hiệu quả nhất những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân.

Quan tâm đến “tiếng lòng” của nhân dân

Theo dõi hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV có thể thấy, các ĐBQH tỉnh luôn phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong hoạt động. Mỗi đại biểu đều ý thức rõ trọng trách “người đại diện của nhân dân”, luôn quan tâm sâu sắc đến “tiếng lòng” cử tri đã gửi gắm. Điều này được thể hiện rất rõ trong từng ý kiến phát biểu cũng như tranh luận của các ĐBQH tỉnh qua từng phiên thảo luận, chất vấn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tham dự Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tham dự Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Đơn cử, trong phát biểu thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, bên cạnh đề nghị Chính phủ sớm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết KNTC. Trong đó, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý tình huống cho đại biểu dân cử và cán bộ, công chức tham mưu, giúp việc các Đoàn ĐBQH; xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đơn thư sử dụng chung giữa các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH để thuận lợi hơn trong quản lý, lưu trữ, xử lý đơn thư và theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết đơn thư.

Đại biểu đã có phát biểu rất ấn tượng, thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu đối với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cử tri: khi gửi đơn, thư đến cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, người dân mong muốn được đôn đốc, giám sát việc giải quyết đã bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hay chưa?

Tại các phiên thảo luận hội trường, thảo luận tổ, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An luôn đóng góp nhiều ý kiến, chỉ rõ từng bất cập trong các luật, nghị quyết gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cử tri và nhân dân. Điển hình, thảo luận về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, các ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ mong muốn, cơ chế, chính sách đặc thù về xây dựng sớm được thông qua, thực hiện thí điểm để chi trả, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh. Mục đích nhằm giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân và ổn định tình hình an ninh trật tự; tránh lãng phí trong chi ngân sách. Bởi, thực tế khi thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đã có rất nhiều đơn thư của người dân có nội dung đề nghị bồi thường. Trong đó, riêng tỉnh Nghệ An, đã có tới hơn 3.000 hộ dân có đơn khiếu nại, thậm chí rất nhiều đơn khởi kiện ra tòa liên quan đến vấn đề này. 

Đóng góp ý kiến chất lượng trong xây dựng pháp luật

Kỳ họp thường kỳ cuối năm của Quốc hội, nhất là các năm giữa nhiệm kỳ, khối lượng công việc rất lớn, tập trung nhiều vào nhiệm vụ lập pháp. Cụ thể tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 8 dự án luật. Trong đó, nhiều dự án luật quan trọng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, có nhiều quy định mới, đối tượng chịu ảnh hưởng rộng, một số nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do đó, các ĐBQH tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng để đóng góp được nhiều ý kiến chất lượng nhằm hoàn thiện các dự án luật.

Điển hình, đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), phát biểu trong phiên thảo luận tại hội trường, ĐBQH chuyên trách Trần Nhật Minh băn khoăn khi dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV không còn quy định cho phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với đất ở được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1.7.2004 nhưng chưa xây dựng nhà ở và cũng không có các quy định về thu hồi, xử lý đối với loại đất này. Theo đại biểu, việc mở rộng đối tượng cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là các hộ gia đình, cá nhân được giao đất không đúng thẩm quyền vào mục đích để ở, nhưng vì lý do nào đó chưa xây dựng nhà ở thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là phù hợp, bảo đảm công bằng cho mọi đối tượng; đặc biệt là đối với những trường hợp chưa có nhà đã được cấp Giấy theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6.1.2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số số 42/2014/NĐ-CP.

Theo đánh giá của đông đảo cử tri, đề nghị giữ nguyên quy định nêu trên của đại biểu Minh sẽ tạo thuận lợi cho người dân trong việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cũng như công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Liên quan đến Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - dự án luật có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người lao động, tại phiên thảo luận tổ, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, cần cân nhắc kỹ từng đối tượng đưa vào diện đóng BHXH bắt buộc, hay khuyến khích họ tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, các ĐBQH tỉnh Nghệ An đã phân tích cụ thể nhiều trường hợp, ngành nghề với những đặc thù công việc, mức lương, những ích lợi và thiệt thòi của từng đối tượng khi thuộc diện bắt buộc, hay tự nguyện… Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu nguyên tắc để cách tính đóng BHXH bắt buộc vừa đáp ứng mở rộng đối tượng, vừa hạn chế mức thấp nhất các doanh nghiệp cố tình chia nhỏ quỹ lương để giảm mức đóng BHXH...

Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều dấu ấn nổi bật, được đông đảo cử tri, nhân dân đánh giá cao. Thành công ấy có sự đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An. Bằng trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, các ĐBQH tỉnh đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết về nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; ngày càng đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri, nhân dân toàn tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung.

Quốc hội và Cử tri

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Tạo cơ sở pháp lý toàn diện phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử

Cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; đồng thời, rà soát, tham chiếu, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử.