Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

Kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

Qua giám sát tại một số tỉnh, thành phố về thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, việc thực hiện quy định pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy ở các địa phương hiện còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Chậm khắc phục tồn tại, thiếu sót 

Theo Báo cáo của UBND TP. Hải Phòng, trong giai đoạn 2020 - 2022, thành phố đã tổ chức kiểm tra 41 chuyên đề, 29 cuộc kiểm tra liên ngành về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã thực hiện hơn 39.000 lượt kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy cơ sở. Toàn thành phố có 2.189 cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, tuy nhiên vẫn còn có 572 cơ sở chưa mua. Hiện nay, có 194 cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Điều 63a Luật Phòng cháy và chữa cháy không bảo đảm yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực. Việc triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy của các cơ sở trên địa bàn thành phố còn chậm.

Kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy -0
Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát công tác phòng cháy, chữa cháy trên tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Trước thực trạng trên, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị Báo cáo của UBND TP. Hải Phòng cần bổ sung việc xử lý của các cấp, ngành đối với các vụ cháy có kịp thời không, có vướng mắc khó khăn gì hay không? Bên cạnh đó, qua giám sát, các thành viên Đoàn giám sát cũng nhận thấy, quá trình triển khai Nghị quyết số 99/2019/QH14 tại các địa phương vẫn còn gặp một số hạn chế, bất cập như: số trụ nước chữa cháy đô thị chưa lắp đặt đủ số lượng; một số cơ sở thuộc diện phải trang bị, lắp đặt hệ thống phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định chưa tiến hành lắp đặt hoặc lắp đặt chưa đầy đủ.

Do đó, Đoàn giám sát đề nghị, các địa phương cần làm rõ nguyên nhân, lộ trình khắc phục, xử lý đối với các công trình đã được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực nhưng hiện không đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra các vụ cháy, những bất cập về mức xử phạt; hạn chế trong việc hiểu và áp dụng chính sách pháp luật tại địa phương.

Tập trung gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp về phòng cháy, chữa cháy

Lấy dẫn chứng từ vụ cháy chợ Tam Bạc tại TP. Hải Phòng thời gian vừa qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn nêu rõ, trước đó không lâu, qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính Ban Quản lý chợ Tam Bạc 69 triệu đồng do không trang bị hệ thống lắp đặt hệ thống báo cháy và chống cháy. Vì vậy, trong Báo cáo cần phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra các vụ cháy, mức xử phạt hiện nay có gì bất cập, đã đủ tính răn đe chưa, đồng thời đề nghị UBND TP. Hải Phòng có những kiến nghị cụ thể.

Ủy viên Thường trực Nguyễn Ngọc Sơn cũng chỉ rõ, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có nhiều nội dung chưa được UBND thành phố đề cập, nhất là việc thực hiện từ năm 2020 và những năm tiếp theo về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là quy chuẩn kỹ thuật đối với những loại hình cơ sở mới với quy mô lớn. 

Cũng phản ánh thực tế đang gặp rất nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các quy chuẩn, quy định về phòng cháy, chữa cháy, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thể cho biết, các doanh nghiệp luôn xác định công tác phòng cháy, chữa cháy phải gắn liền, đi cùng với sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian qua đã có rất nhiều nhà máy không thể nghiệm thu về an toàn phòng cháy, chữa cháy, dẫn đến hàng loạt công trình, dự án bị ngưng trệ. Thực tế cho thấy, các nhà máy, nhà xưởng thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi đó chỉ có một quy định để áp dụng, chẳng hạn như sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có nhiều đặc thù khác với sản xuất hàng da giày, may mặc.

Mặt khác, trong 3 năm 2020, 2021, 2022 liên tiếp có 3 quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy được ban hành khiến doanh nghiệp phải “quay cuồng” thay đổi theo. Doanh nghiệp, người dân đã khó khăn bởi tác động của đại dịch Covid-19, giờ lại càng gặp khó hơn nữa vì phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Để hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường hiệu quả về phòng cháy, chữa cháy, địa phương kiến nghị, cần rà soát chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Đối với các loại hình cơ sở đã đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực đến thời điểm hiện tại đã xuống cấp, kết cấu, cơ sở vật chất không đáp ứng được việc áp dụng các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn mới; một số công trình cũ nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa… cần xem xét có cơ chế phù hợp để vẫn bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy mà không ảnh hưởng đến an ninh xã hội.

Bên cạnh đó, sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Phòng cháy và chữa cháy, trong đó chú trọng đến chính sách bảo hiểm cháy, nổ toàn dân vào Luật; quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý. Cùng với đó, các địa phương cũng kiến nghị Chính phủ xem xét ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) để phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.

Ghi nhận những kiến nghị nêu trên, trước tình hình cháy, nổ đang diễn biến phức tạp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cũng đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; tăng cường tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác này đối với doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Đồng thời tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn phòng cháy, chữa cháy với phương châm “4 tại chỗ” nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản do cháy, nổ gây ra.

Quốc hội và Cử tri

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.