Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

Không quy định nhiệm vụ quá phức tạp, vượt quá khả năng

Cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, cần xác định rõ lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng hỗ trợ công an xã để quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, chính sách cho lực lượng này.

Phát biểu tại hội trường sáng nay, 24.6, ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP Hồ Chí Minh) thống nhất với sự cần thiết sáp nhập ba lực lượng: bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách thành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với các cơ sở chính trị, thực tiễn mà Tờ trình Chính phủ đã nêu.

Không quy định nhiệm vụ quá phức tạp, vượt quá khả năng -0
Đại biểu Quốc hội Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị, Chính phủ cần đánh giá tác động kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng này. Đánh giá kỹ về tình hình an ninh trật tự hiện nay, việc thực hiện nhiệm vụ của công an xã, phát huy vai trò nhân dân trong phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các hoạt động tự nguyện, tự quản ở cơ sở. Từ đó quy định phù hợp về số lượng, chính sách, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để khi luật được Quốc hội thông qua thì các địa phương thuận lợi trong triển khai thực hiện; phát huy được vai trò của lực lượng này.

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng, cần xác định lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ ở là lực lượng hỗ trợ Công an xã, để quy định rõ, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, chính sách cho lực lượng này. Ban soạn thảo cần nghiên cứu và có quy định phù hợp về nhiệm vụ của lực lượng này. Dự thảo Luật đưa phần lớn nhiệm vụ của công an xã trong Pháp lệnh Công an xã trước đây thành nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là chưa phù hợp, dù chỉ ghi là hỗ trợ cho công an xã để thực hiện các nhiệm vụ này. Đây chỉ là lực lượng hỗ trợ về bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, không phải là một lực lượng được tổ chức chính quy, không có lương nên cần rà soát, điều chỉnh quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12 cho phù hợp.

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cũng đề nghị, phân định rõ nhiệm vụ để không xảy ra tình trạng công an xã giao hết nhiệm vụ của mình cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; không quy định những nhiệm vụ quá phức tạp, vượt quá khả năng của lực lượng này. Các nhiệm vụ quy định tại dự thảo Luật mới nhất vẫn còn nặng, cần nghiên cứu điều chỉnh thêm. Đặc biệt là ở khoản 3 Điều 12 cần làm rõ không quy định theo hướng "các nhiệm vụ khác" mà làm rõ nhiệm vụ của lực lượng này là những nhiệm vụ nào. Bên cạnh đó, cần quy định rõ mối quan hệ giữa lực lượng này với các tổ chức khác ở cơ sở để xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ và có đánh giá hiệu quả hoạt động của lực lượng này.

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị không quy định điểm đ, khoản 2 Điều 20 về các chính sách khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi lại hằng ngày. Dự thảo Luật đã quy định đây là lực lượng thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, nghĩa là hoạt động của họ gắn trực tiếp với cơ sở, nơi mà họ được người dân địa phương bầu chọn, nơi sinh sống của họ. Khi có tình huống bất ngờ xảy ra thì các lực lượng chính quy khác sẽ được huy động, chính lực lượng này khi đó sẽ giữ vai trò quan trọng hơn trong điều kiện bình thường trong việc đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở. Vì thế, không điều động lực lượng này đi công tác nơi khác, trừ khi đi tập huấn, đi bồi dưỡng.

Chính phủ cần quan tâm đến ngân sách chi cho lực lượng này sau khi thành lập, nhất là ở các địa phương mà ngân sách trung ương phải hỗ trợ vì nếu không quy định rõ các địa phương này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động của lực lượng này. Do vậy, Chính phủ cần đánh giá tác động kỹ hơn về nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động của lực lượng này sau khi lực lượng này được thành lập.

Quốc hội và Cử tri

Công dân tra cứu TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang.
Chính sách và cuộc sống

Cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, ách tắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cũng cho thấy, việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh rườm rà chưa triệt để, thủ tục hành chính còn rườm rà, ách tắc.

 Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước

Đảng và Nhà nước luôn dành cho Thành phố Hồ Chí Minh sự quan tâm đặc biệt. Thời gian qua, kinh tế - xã hội của Thành phố có bước phục hồi và phát triển tích cực. Phần lớn các chỉ số quan trọng đều tăng so với cùng kỳ. Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và kết quả Thành phố đã đạt được, song một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại cuộc làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, đó là dù đà tăng trưởng quý sau tích cực hơn quý trước, nhưng chưa có đột phá như kỳ vọng và mong muốn đặt ra với một đô thị đặc biệt lớn nhất, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.