Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9:

Hiệu ứng lan tỏa phải là những chính sách, dự luật mới

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân bên lề phiên bế mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, nhiều nghị sĩ trẻ bày tỏ sự vinh dự được là một phần của Tuyên bố Hội nghị - tuyên bố đầu tiên của các nghị sĩ trẻ toàn cầu sau 9 kỳ Hội nghị. Thông qua "cam kết chính trị" quan trọng này, hơn 300 nghị sĩ trẻ đến từ nghị viện trên toàn thế giới tin tưởng và kỳ vọng, Quốc hội/Nghị viện mỗi nước trong IPU sẽ là một kênh lan tỏa và nhân rộng kết quả của Hội nghị lần này bằng chính những đạo luật và chính sách mới, để biến những nội dung trong Tuyên bố Hội nghị thành hành động.

Nghị sĩ Nga Anton Olegovch Tkachev:
Gợi mở cho nghị sĩ trẻ nhiều ý tưởng và chất liệu lập pháp

Nghị sĩ Nga

Với tư cách là nghị sĩ trẻ của Quốc hội Liên bang Nga, chúng tôi đã có nhiều đóng góp vào việc soạn thảo các dự luật có tác động đến đời sống kinh tế, công nghệ và quá trình chuyển đổi số của đất nước, như dự luật về bảo vệ trung tâm dữ liệu lớn, dự luật về trí tuệ nhân tạo, hay mới đây nhất là dự luật về đồng tiền kỹ thuật số của chúng tôi…

Những kinh nghiệm, sáng kiến lập pháp mà nhiều đồng nghiệp của chúng tôi chia sẻ tại 3 phiên thảo luận chuyên đề vô cùng sôi động của Hội nghị lần này sẽ là những “chất liệu” quý để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cho Quốc hội chúng tôi, nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong giới trẻ, thu hẹp khoảng cách số và đặc biệt là bảo vệ tốt hơn thanh niên trước những nguy cơ trên không gian mạng.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã rất đúng khi so sánh "tuổi trẻ" với "mùa xuân", bởi tuổi trẻ là tương lai và chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến ý kiến của các nghị sĩ trẻ. Chuyển đổi số giúp xóa bỏ mọi biên giới trong giao tiếp và hợp tác. Và Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức mang đến cơ hội rất tốt cho các nghị sĩ trên toàn cầu trao đổi quan điểm về nhiều lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự một hội nghị toàn cầu gồm những nghị sĩ trẻ như thế này, rất thú vị. Chúng tôi mong muốn những kết quả chính của Hội nghị này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai.

Nghị sĩ Lítva Marius Matijosaitis:
Hội nghị đã cung cấp những thông tin quý cho quá trình ra quyết định của nghị sĩ trẻ

Nghị sĩ Litva

Đến với Hội nghị lần này, tôi đã đóng góp một số sáng kiến của Lítva về chuyển đổi số cũng như áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Chính phủ và công cuộc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Chẳng hạn hiện Lítva có Chương trình phát triển hệ thống công nghệ thông tin tập trung và dự kiến sẽ có khoảng 325 cơ quan sử dụng hệ thống này vào năm 2025. Lítva cũng đặt mục tiêu 90% dân số sử dụng công nghệ số vào năm 2030, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có người già, người thu nhập thấp, người khuyết tật… Cổng Chính phủ số của Lítva cũng là nền tảng đang hoạt động rất hiệu quả, với 39 loại hình dịch vụ công tiện lợi và nhanh chóng, như đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thu nhập… Và, người dân Lítva hiện có thể tiếp cận trực tuyến với 62% các dịch vụ công. 

Sau Hội nghị lần này, chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình chuyển đổi số hiện có, đồng thời, từ những ý kiến và gợi mở tại Hội nghị cũng là thông tin đáng quý để chúng tôi lưu ý hơn trong quá trình ra quyết sách có liên quan trong tương lai.

Nghị sĩ New Caledonia Pascal Sawa:
Hiệu ứng tốt với các nhà lập pháp

Tôi ấn tượng với cả 3 phiên thảo luận chuyên đề tại Hội nghị. Các đồng nghiệp của chúng tôi đã tham dự rất tích cực, lắng nghe và thảo luận sôi nổi từng khía cạnh của vấn đề. Những sáng kiến, kinh nghiệm, hay khó khăn mà các diễn giả chia sẻ sẽ mang lại hiệu ứng tốt đối với giới lập pháp, nhất là cho các nghị sĩ trẻ.

Nghị sĩ Ghana Abdul-Aziz Ayaba Musah:
Tuyên bố Hội nghị thể hiện cam kết mạnh mẽ về chính sách

Nghị sĩ Ghana

Những nội dung chúng tôi được nghe, thảo luận trong 2 ngày diễn ra Hội nghị, đặc biệt là trong phiên thảo luận chuyên đề về văn hóa và đa dạng văn hóa vô cùng bổ ích, thấm đẫm hơi thở cuộc sống trên thế giới hiện nay. Qua trao đổi, trò chuyện với các đồng nghiệp đến từ nghị viện các nước thành viên IPU, tôi thấy họ đều rất háo hức khi được nghe nhiều kinh nghiệm, sáng kiến mới về chuyển đổi số cũng như được chia sẻ với các nghị sĩ trẻ các nước về những kinh nghiệm, hoạt động của nghị viện, của quốc gia mình.  

Tuyên bố Hội nghị là một kết quả vô cùng tuyệt vời. Lần đầu tiên các nghị sĩ trẻ trên toàn cầu nhất trí ra một tuyên bố chung đã cho thấy thế giới của những người trẻ, của những nghị sĩ trẻ tuổi đã trở nên gắn kết và gần gũi hơn như thế nào. Tôi mong đợi, giới trẻ và các nghị sĩ trẻ toàn cầu có thể được tin tưởng và giao nhiều vai trò hơn trong việc thúc đẩy, đề xuất cơ chế, chính sách góp phần giúp mỗi quốc gia sớm đạt được các SDGs.

Với ý nghĩa đó, rõ ràng, Tuyên bố Hội nghị đã thể hiện cam kết mạnh mẽ về chính sách mà nghị sĩ trẻ của các quốc gia trên toàn cầu muốn thực hiện. Đây chính là giá trị lớn nhất mà Tuyên bố Hội nghị mang lại.

Nghị sĩ Cộng hòa Maritius Marie Alexandra Tania Diolle:
Nhiều kinh nghiệm và gợi ý quý giá

Các chủ đề, nội dung đưa ra thảo luận trong 2 ngày diễn ra Hội nghị rất thú vị và rất thiết thực cho những nghị sĩ trẻ như chúng tôi trong việc trao đổi, lắng nghe và học tập. Đây là những chủ đề hữu ích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Chúng ta vừa trải qua dịch Covid-19, đại dịch chưa từng có tiền lệ, đã khiến chúng ta nhận ra rằng, mỗi người phải trang bị đủ kỹ năng và sự chuẩn bị cần thiết để vượt qua những tác động, ảnh hưởng tiêu cực, tiếp tục phục hồi và phát triển đất nước thời kỳ "hậu Covid-19". Và, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là vô cùng cần thiết trong tiến trình này. Tôi tin rằng mỗi chúng tôi sau trở về từ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và gợi ý quý giá.

Ấn tượng với sự chuẩn bị và đón tiếp chu đáo của Quốc hội Việt Nam

Nghị sĩ Burundi Reverien Nahayo: Đây là lần đầu tiên đoàn đại biểu nghị sĩ của Burundi đến Việt Nam và chúng tôi thấy ấm áp trước sự chào đón nồng nhiệt của các bạn. Từ những đồng nghiệp là các nghị sĩ Việt Nam cho đến những sinh viên tình nguyện, liên lạc viên báo chí mà giúp đỡ đoàn chúng tôi. Đoàn nghị sĩ Burundi của chúng tôi cảm thấy tự hào vì đã đóng góp được một phần cho thành công của Hội nghị vì mục tiêu phát triển bền vững. Đất nước các bạn vô cùng xinh đẹp và chúng tôi đã có thời gian tuyệt vời ở đây.

Nghị sĩ Malaysia Mohd Shahar Bin Abdullah: Quy mô của Hội nghị lần này gây ấn tượng mạnh với cá nhân tôi, bởi đây là hội nghị đầu tiên tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều các đồng nghiệp trẻ như vậy từ khắp nơi trên thế giới. Tôi từng đến Việt Nam cách đây 10 năm và trong quay trở lại lần này tôi vô cùng ấn tượng khi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của đất nước các bạn. Tôi tin rằng sau 10 năm nữa, Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ và phi thường hơn nữa, nhất là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nghị sĩ Nga Anton Olegovch Tkachev: Tôi nhận thấy công tác chuẩn bị cho Hội nghị của Việt Nam rất chu đáo, thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước, đặc biệt là Quốc hội Việt Nam. Chúng tôi được đón tiếp rất nồng hậu, chu đáo và chúng tôi vô cùng cảm kích vì được mời và đến tham dự Hội nghị rất ý nghĩa lần này.

Nghị sĩ Indonesia Gilang Dhielafaraez S.H: Đây không phải lần đầu tôi đến Việt Nam, mới đây nhất tôi vừa có chuyến thăm Phú Quốc cách đây 2 tháng. Tôi luôn cảm thấy rất dễ chịu khi đến Việt Nam bởi đất nước của các bạn vô cùng xinh đẹp và người dân rất cởi mở, mến khách.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.