Hiện thực hóa chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt vì dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng chính quyền địa phương mạnh mẽ và sáng suốt, liêm chính, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu cầu đặt ra phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước ở chính quyền địa phương, nhất là công tác cán bộ. Sớm nghiên cứu thể chế chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn, nhằm tăng cường trách nhiệm cán bộ và giám sát trực tiếp của Nhân dân, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Khẳng định ngay trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã lật đổ và xóa bỏ hoàn toàn chế độ chính trị thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân, đưa dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới quyền độc lập của Việt Nam, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Ảnh: Tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945 Ảnh: Tư liệu

Tiếp thu tinh hoa cách thức tổ chức nhà nước của các quốc gia trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm tư duy chiến lược, nhìn xa trông rộng đã chuẩn bị từ rất sớm mô hình nhà nước dân chủ ở nước ta sau khi giành độc lập. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) Người viết: “... làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều... thế dân chúng mới được hạnh phúc”.

Tư tưởng “dân chúng số nhiều” và hạnh phúc được Người áp dụng ngay sau khi lập nước bằng nỗ lực tổ chức xây dựng chính quyền địa phương công bộc của dân với các nhân tố cốt lõi của nền hành chính mới: Xác lập thể chế; giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ; phòng, chống tha hóa quyền lực.Người chủ trương “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” và khẳng định chủ trương này ngay trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1946.

Bảo vệ chính quyền Nhân dân

Cùng với khẩn trương xây dựng dự thảo Hiến pháp dân chủ và Tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định xác lập ngay thể chế tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Người ký ban hành nhiều sắc lệnh nhằm xây dựng một nhà nước theo tinh thần dân chủ, tiến bộ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Trong đó, có Sắc lệnh 63-SL ngày 22.11.1945 và Sắc lệnh 77-SL ngày 21.12.1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ, thành phố, thị. Đây là hai văn bản pháp lý đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta về chính quyền địa phương để hiện thực hóa các giá trị của nền dân chủ vào đời sống chính trị xã hội ở cơ sở. Hai Sắc lệnh này cùng tác phẩm “Cách tổ chức các Ủy ban nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11.9.1945) là nền tảng thể chế chính quyền địa phương và là nguồn pháp luật có giá trị đặc biệt của quốc gia.

Sau khi hình thành nền công vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là phải lựa chọn cán bộ, giáo dục đạo đức công vụ và huấn luyện cho đội ngũ cán bộ, Người chỉ rõ: “...không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, “Các Ủy ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương phải chọn trong những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các Ủy ban đó”. Phải chọn những người có chí khí trong đấu tranh, liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu dân chúng, luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng; những người quyết đoán, gan góc, không sợ khó khăn gian khổ khi phụ trách công việc và luôn giữ đúng kỷ luật... như thế mới được dân tin, dân yêu. Người căn dặn phải biết tùy tài mà dùng người, thường xuyên bồi dưỡng lý luậncho cán bộ, “chỉ thực hành mà không có lý luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mù”.

Người cũng đã nhìn thấy những căn bệnh mãn tính của các Nhà nước khác và cảnh báo sớm “những cái xấu xa, thối nát”, vấn nạn chạy chức, chạy quyền, “vác mặt làm "quan cách mạng", cậy thế, tư túng, tham ô, hủ hóa, gây bè tìm cánh và cho rằng: "Phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì" để phòng, chống tha hóa quyền lực, bảo vệ chính quyền nhân dân.

Tăng cường trách nhiệm cán bộ, giám sát trực tiếp của Nhân dân

79 năm hành trình lịch sử dân tộc, Nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội; về cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước và những kết quả tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống “giặc nội xâm”. Năm 2023, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 khu vực và thứ 34 thế giới (theo Tổ chức CEBR). Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS 2023) ở mức 82,7%, đứng đầu là các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương. Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam xếp hạng 83/180 nước (theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế - TI).

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng chính quyền địa phương mạnh mẽ và sáng suốt, liêm chính, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu cầu đặt ra phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước ở chính quyền địa phương, nhất là công tác cán bộ.

Để có cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế Nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022của Đảng; trước hết, cần sớm tổ chức tổng kết khoa học về công tác cán bộ của chính quyền địa phương, có sự tham gia phản biện xã hội của người dân. Từ đó, nghiên cứu, hoàn thiện thể chế Nhân dân tham gia quá trình lựa chọn, đề bạt và đánh giá cán bộ; đổi mới cơ chế bầu cử; nghiên cứu việc bỏ phiếu bầu cử của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài... Tổ chức thực hiện thí điểm ở từng cấp chính quyền địa phương.

Khi bàn về công tác cán bộ chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Công tác nhân sự phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, đặc biệt phải "có con mắt tinh đời". Muốn có được “con mắt tinh đời” đó, phải dựa vào Nhân dân vì “Nhân dân biết cả đấy!”. Và thời gian chính là sự kiểm chứng lòng dân.

Thứ nữa, phải thường xuyên kiểm tra, giáo dục đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương tuân thủ cách làm việc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tập hợp trí tuệ của tập thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thời gian qua, bài học đắt giá việc hàng loạt cán bộ chủ chốt, đứng đầu chính quyền một số địa phương bị kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật đều có điểm chung rất nguy hiểm, đó là coi thường nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc sống còn của tổ chức Đảng, Nhà nước ta. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do cán bộ tha hóa phẩm chất; do công tác giám sát, thanh, kiểm tra chưa hiệu quả; hoặc do những nhóm lợi ích đã vô hiệu hóa thanh tra, kiểm tra, thủ tiêu đấu tranh dưới vỏ bọc “tập thể hình thức”, nhằm hợp thức hóa sự độc đoán, lộng quyền, biến quyền lực được Nhân dân trao cho thành quyền lực cá nhân để trục lợi; và do chưa có cơ chế để người dân giám sát hiệu quả quyền lực mình đã trao. Một số ít người than “tiếc” vì “mất cán bộ”(!), còn đa phần người dân thì ngược lại, họ cho là được chứ không mất, vì càng loại bỏ những “quan cách mạng” và “giặc nội xâm” thì chính quyền càng mạnh hơn, đó là sự thải loại hợp quy luật, không việc gì phải “tiếc”.

Cuối cùng, sớm nghiên cứu thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn, nhằm tăng cường trách nhiệm cán bộ và sự giám sát trực tiếp của Nhân dân, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là cách tiếp cận mới chủ động và tích cực, đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như quyết tâm chính trị đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quảtheo tinh thần Nghị quyết TW6 (Khóa XIII) của Đảng.

Quốc hội và Cử tri

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai
Quốc hội và Cử tri

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2020 - 2023 tại một số đơn vị trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh công tác đào tạo nghề là nội dung quan trọng. Vì vậy, ngành lao động, thương binh và xã hội cần ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào công tác đào tạo các ngành để chuẩn bị nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường cao tốc hoàn thành.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.

image_sapo
Quốc hội và Cử tri

Tạo lập không gian phát triển mới

Trong giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã, thành phố sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính cấp huyện liền kề. 3 thị xã, thành phố dự kiến thành lập mới trên cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính; 4 thị xã, thành phố đã có quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu. 48 thị trấn thuộc 28 tỉnh, thành phố dự kiến sắp xếp với toàn bộ hoặc một phần đơn vị hành chính xã liền kề.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả
Diễn đàn Quốc hội

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất, hiệu quả; tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước bạn bè truyền thống.

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10.9.2024.

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNGkhẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới.

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng
Chính sách và cuộc sống

Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2024.

Quảng Ninh: Sinh hoạt chuyên đề “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cơ quan dân cử và đại biểu dân cử”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Sinh hoạt chuyên đề “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cơ quan dân cử và đại biểu dân cử”

Để bày tỏ tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân 49 ngày mất cố Tổng Bí thư, chiều 6.9, Chi bộ Công tác Quốc hội (Đảng bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cơ quan dân cử và đại biểu dân cử”.

Bài 1: Những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn nguyên giá trị
Quốc hội và Cử tri

Bài 1: Những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn nguyên giá trị

Phạm Thị Thinh - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời lãnh đạo, rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh chính trị của Đảng, để Đảng giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi, thành tựu to lớn, vĩ đại, giải phóng dân tộc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, mưu cầu độc lập - tự do - hạnh phúc cho Nhân dân. 

Lan tỏa giá trị văn hóa Mường trên quê hương mới
Quốc hội và Cử tri

Lan tỏa giá trị văn hóa Mường trên quê hương mới

Trong buổi TXCT ngoài nơi cư trú do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tổ chức tại huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) vừa qua, nhiều cử tri kiến nghị, tỉnh Hòa Bình có chính sách hỗ trợ khôi phục xây dựng nhà sàn truyền thống để người dân có nơi hội họp và lưu giữ bản sắc văn hóa Mường trên quê hương mới; đồng thời, khôi phục một số nghi lễ và nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch cộng đồng của Nhân dân địa phương.

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Thiết kế phương án quản lý giá thuốc hiệu quả

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội)

Quản lý giá thuốc là vấn đề rất quan trọng. Kê khai giá thuốc là một cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu thuốc. Cho nên quản lý giá thuốc luôn là vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đưa ra khái niệm giá bán buôn thuốc dự kiến thay cho khái niệm giá bán buôn toàn chặng trong dự thảo Luật trước đây. Tuy nhiên, tên gọi có khác nhau, nhưng về nội hàm thì không có sự khác biệt.

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước
Diễn đàn Quốc hội

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước

Cho ý kiến về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 vừa qua là chính sách chung của Nhà nước về dược và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược.

Lòng yêu nước của một vị đại khoa
Quốc hội và Cử tri

Lòng yêu nước của một vị đại khoa

Một bậc đại khoa mà khi nhắc tên, cả vùng quê tôi đều kính trọng; đó là Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889 - 1954). Cụ nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, khi mới 19 tuổi, trong Khoa thi năm Đinh Mùi 1907 dưới thời vua Thành Thái, cụ đỗ Hoàng giáp - học vị cao nhất thời đó.

“Vũ khí” sắc bén bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân
Quốc hội và Cử tri

“Vũ khí” sắc bén bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân

LÊ HỒNG HẠNH - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Ngày 2.9.1945, trước hàng triệu quốc dân đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Để đạt được mục tiêu và bảo vệ vững chắc nền độc lập ấy, trước đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh lập rõ lời thề linh thiêng: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

TS. BÙI NGỌC THANH- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI sau 30 năm đất nước có chiến tranh (1945 - 1975) là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội toàn quốc, diễn ra cuối tháng 6, đầu tháng 7.1976, và có một quyết định lịch sử về danh xưng mới của đất nước.   

Từ “Con đường văn sĩ” đến những ngày chiến khu
Quốc hội và Cử tri

Từ “Con đường văn sĩ” đến những ngày chiến khu

“Con đường văn sĩ” là tên cuốn sách tập hợp những trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (NXB Kim Đồng, 2024), viết trong các năm từ 1938 - 1945. Đó là khoảng thời gian ông bắt đầu từ chân thư kí sở Thuế quan ôm mộng văn chương, tự đào luyện mình trở thành một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng trên văn đàn. Đồng thời cũng trên con đường ấy, nhà văn đã kinh qua các hoạt động, phong trào để đến với cách mạng. Ban đầu là hoạt động Hướng đạo, Truyền bá quốc ngữ, cuối cùng là Mặt trận Việt Minh, khi ông gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc bí mật của Đảng.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tại TP. Uông Bí
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa tại TP. Uông Bí

Đoàn Giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn vừa tiến hành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại thành phố Uông Bí giai đoạn 2018 - 2024. Cùng tham gia Đoàn giám sát có Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà và đại diện một số sở, ngành liên quan, TP. Uông Bí.