Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

Giữ vững ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở

Tại phiên họp toàn thể sáng 24.6, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở. Các ý kiến cũng nhấn mạnh, xây dựng lực lượng này không nên đặt nặng vấn đề tăng biên chế và kinh phí mà phải xem xét tính hiệu quả trong thực tiễn. 

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương):
Không nên đặt nặng biên chế, kinh phí mà phải xem tính hiệu quả thực tiễn

Giữ vững ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở

Tôi cơ bản thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, vì thực tiễn đã khẳng định "dân có an dân mới giàu, nước mới mạnh". Cơ sở là nơi gần dân nhất, sát dân nhất, trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh. An ninh, trật tự ở cơ sở ổn định là điều kiện nền tảng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và đất nước.

Qua khảo sát, lắng nghe ý kiến của cử tri, nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, tôi đề nghị quy định rõ đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ có liên quan, giải thích rõ phạm vi "cơ sở" trong dự thảo Luật để xác định rõ thành lập lực lượng này ở cấp xã hay đến thôn, tổ dân phố, từ đó xác định mối quan hệ của lực lượng này với các lực lượng khác trong hệ thống chính trị.

Đồng thời, nghiên cứu, tổng kết các nội dung phù hợp của Nghị định số 06/2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự để đưa vào luật vì trong nội hàm nghị định này có nhiều nội dung rất rõ liên quan đến biện pháp, chính sách và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở. Căn cứ vào quy mô dân số, quy mô kinh tế và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương sẽ thành lập lực lượng này ở cấp xã. Riêng ở thôn, tổ dân phố thì rà soát, kiện toàn, hợp nhất các mô hình tổ chức trước đây, cụ thể là mô hình nào ở thôn, ấp do công an quản lý, cần rà soát lại để thống nhất thành một tổ chức, không chồng chéo, rõ phạm vi hoạt động; tổ chức nào do quân sự, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thành lập, cần có cơ chế phối hợp hoạt động của các lực lượng này.

Về việc thành lập, xây dựng lực lượng tại Điều 13 và Điều 14, để quản lý thống nhất Nhà nước, tôi kiến nghị có quy định khung số lượng tối đa trên một xã phường, thị trấn là bao nhiêu theo dân số, diện tích và đặc thù của từng địa phương. Qua khảo sát thực tế từ cơ sở, tôi cho rằng, việc xây dựng lực lượng này không nên đặt nặng vấn đề tăng biên chế và kinh phí mà cần phải xem xét đến tính hiệu quả thực tiễn và sự cần thiết của chính sách trong bối cảnh hiện nay. Đảng, Nhà nước ta đang chủ trương hướng mạnh về cơ sở, mỗi chủ trương, chính sách pháp luật phải xuất phát từ cơ sở để hoàn thiện. Việc phân cấp, phân quyền, giao nhiệm vụ rất nhiều cho cơ sở thì cần phải bố trí đủ nguồn lực để cơ sở hoạt động hiệu quả. 

ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum):
Phát huy vai trò nòng cốt xây dựng mô hình tự quản về an ninh, trật tự

Giữ vững ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở

Việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong tình hình hiện nay là rất cần thiết. Với vai trò nòng cốt xây dựng mô hình tự quản về an ninh, trật tự tham gia hỗ trợ lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ, lực lượng này sẽ góp phần quan trọng để giữ vững ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở. Quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo đã tiến hành bài bản, công phu. Các vấn đề còn ý kiến khác nhau đã được cơ quan chủ trì soạn thảo tham mưu Chính phủ báo cáo giải trình, nhìn chung là rất rõ và đầy đủ.

Về số lượng tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng các chức danh tổ trưởng, tổ phó, tổ viên. Tại điểm b khoản 1 Điều 13 dự thảo Luật quy định "giao cho HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp". Tôi hoàn toàn thống nhất với việc giao HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định vấn đề này. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, quyết định đến tổng số người hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong cả nước, liên quan đến ngân sách chi trả chế độ, chính sách và điều kiện đảm bảo hoạt động của lực lượng này. Vì vậy, đề nghị bổ sung quy định về tiêu chí làm căn cứ để các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định số lượng tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng chức danh của tổ bảo vệ an ninh trật tự. Ví dụ xã, phường, thị trấn loại 1 thì có tối đa bao nhiêu tổ bảo vệ an ninh, trật tự, tối đa bao nhiêu chức danh của tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Trên cơ sở mức tối đa đã được quy định và tình hình thực tế của địa phương UBND cấp tỉnh sẽ xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể đối với từng đơn vị hành chính cấp xã.

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang):
Nên có cơ chế xã hội hóa huy động nguồn lực bảo đảm hoạt động

Giữ vững ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở

Việc xây dựng, ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, tôi đề nghị quy định cụ thể về cơ chế xã hội hóa trong huy động các nguồn lực bảo đảm hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tại khoản 1 Điều 16 quy định "kinh phí bảo đảm hoạt động và trang thiết bị, cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách địa phương bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác. Đối với các địa phương khó khăn về ngân sách thì được ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách trung ương".

Theo quy định trên thì kinh phí hoạt động và trang thiết bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chủ yếu là do ngân sách địa phương bảo đảm. Điều này không thực sự khả thi, nhất là đối với các địa phương chưa cân đối được ngân sách, trong khi nhu cầu về số lượng thành viên của tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại các thôn, tổ dân phố có thể ngày càng tăng do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự. Vì vậy, đề nghị Chính phủ và Ban soạn thảo cần nghiên cứu sửa, bổ sung khoản 1 Điều 16 nêu trên theo hướng "kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm một phần và một phần được bảo đảm từ nguồn tài chính huy động hợp pháp khác". Qua đó nhằm từng bước góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước do số lượng những người đang tham gia được hưởng lương, hưởng phụ cấp và hỗ trợ khác từ ngân sách hiện nay là rất lớn.

Có thể nên nghiên cứu luật hóa việc thành lập Quỹ hỗ trợ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do cấp xã trực tiếp huy động, quản lý và sử dụng. Việc chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho những người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở thôn, tổ dân phố sẽ chủ yếu huy động từ quỹ này, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho những nơi khó khăn. Qua đó, nhằm thúc đẩy xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; đồng thời làm cho mỗi thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở thôn, tổ dân phố nêu cao hơn tinh thần trách nhiệm khi biết rằng chế độ, chính sách mà mình được hưởng gồm hỗ trợ thường xuyên hàng tháng, hỗ trợ mua bảo hiểm xã hội tự nguyện, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và một số hỗ trợ khác là do các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng đóng góp hỗ trợ. 

Quốc hội và Cử tri

Công dân tra cứu TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang.
Chính sách và cuộc sống

Cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, ách tắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cũng cho thấy, việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh rườm rà chưa triệt để, thủ tục hành chính còn rườm rà, ách tắc.

 Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước

Đảng và Nhà nước luôn dành cho Thành phố Hồ Chí Minh sự quan tâm đặc biệt. Thời gian qua, kinh tế - xã hội của Thành phố có bước phục hồi và phát triển tích cực. Phần lớn các chỉ số quan trọng đều tăng so với cùng kỳ. Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và kết quả Thành phố đã đạt được, song một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại cuộc làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, đó là dù đà tăng trưởng quý sau tích cực hơn quý trước, nhưng chưa có đột phá như kỳ vọng và mong muốn đặt ra với một đô thị đặc biệt lớn nhất, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.