Những ánh sao khuê

Giáo sư Phạm Ngọc Thạch - hiện thân của y đức

NGUYỄN TÚC - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 

Giáo sư Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là nhà lãnh đạo tài năng, nhà khoa học lớn, là hiện thân của y đức “Lương y như từ mẫu”, mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta, nhất là cán bộ ngành y thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. 

Ông là một trong những thầy thuốc chuyên khoa Lao đầu tiên của nước ta, là Hội viên duy nhất ở Đông Dương của Hội nghiên cứu về lao của Pháp từ năm 1936, người sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện chống Lao Trung ương, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội liên hiệp chống Lao thế giới, người có công lớn nhất của chuyên khoa Lao - Phổi của nước ta.

Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7.5.1909 tại Quy Nhơn, Bình Định. Cha ông là nhà giáo, mẹ thuộc dòng dõi Hoàng tộc. Mẹ mất sớm khi ông mới tròn hai tuổi. Không lâu sau, cha ông cũng qua đời. Nhờ chị ruột là Phạm Thị Ngọc Diệp nuôi nấng, dạy dỗ, ông được học đến nơi đến chốn.

Vốn thông minh lại chăm học nên học giỏi và thường đứng đầu lớp, năm 1928 ông đỗ tú tài toàn phần và thi vào Đại học Y khoa Hà Nội. Học được 2 năm, nhà trường gửi ông sang Pháp học tiếp chuyên ngành và năm 1934 ông đỗ bác sĩ.

Là bác sĩ chuyên ngành Lao và bệnh phổi, ông được chính quyền Pháp bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện Lao vùng núi phía Đông nước Pháp, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa tại Viện điều dưỡng Haute Ville.

Năm 1936, ông đột ngột từ bỏ cuộc sống giàu sang, một sự nghiệp khoa học sáng lạn và người vợ đẹp quốc tịch Pháp vừa mới kết hôn, từ bỏ thủ đô Paris hoa lệ trở về nước, làm cho rất nhiều người ngạc nhiên, với một lý do duy nhất là mang kiến thức và kinh nghiệm có được để chữa bệnh cho đồng bào mình.

Ông mở phòng mạch tư chuyên trị bệnh Lao - một trong tứ chứng nan y thời đó tại số nhà 202 đường Chasseloup Laubat Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Phòng khám của ông khá đông khách, thu nhập cao và giàu lên nhanh chóng. Bộn tiền, ông mua hàng ngàn mẫu đất ở miền Tây, xây dựng nhiều biệt thự cho thuê ở Đà Lạt. Và người bạn đời - cô y tá Maria Lousie Jeandot, theo tiếng gọi của tình yêu, vượt đại dương về Sài Gòn chung sống cùng ông.

Cũng thời gian này, ông bắt đầu tham gia hoạt động yêu nước do Mặt trận Dân chủ và sau đó là Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động. Và ông đã từng được cử làm Tổng Thư ký của Việt Nam Quốc gia độc lập Đảng.

Tháng 3.1945 trước sự phát triển nhanh chóng của phong trào học sinh, sinh viên và trí thức, một nhóm trí thức yêu nước đứng ra thành lập phong trào Thanh niên Tiền phong tại Sài Gòn, sau đó lan rộng ra các tỉnh miền Tây, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - người vừa được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương - được cử giữ chức Bí thư Đảng đoàn kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị phong trào.

Là thủ lĩnh phong trào Thanh niên Tiền phong, Phạm Ngọc Thạch đã cùng các đồng chí của mình như: Thái Văn Lung, Ngô Tấn Nhơn, Nguyễn Văn Thủ, Trần Bửu Kiếm, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng… hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Dân tộc giải phóng do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Thanh niên Tiền phong đã tích cực tham gia cướp chính quyền tại Sài Gòn.

Ngày 2.9.1945, Phạm Ngọc Thạch - Ủy viên lâm thời hành chính, Thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong đã tuyên bố trước cuộc mít tinh của hàng triệu đồng bào mừng nhà nước độc lập: Khởi nghĩa giành chính quyền đã thành công.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, theo sự phân công của Chính phủ, ông trở về Nam Bộ hoạt động và kinh qua các trọng trách: Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Trưởng đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Nam Bộ.

Cuối năm 1953, nhận được Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông ra chiến khu Việt Bắc nhận nhiệm vụ mới: Trưởng ban Y tế của Đảng Lao động Việt Nam, rồi Thứ trưởng Bộ Y tế (1954 - 1958). Ngày 22.11.1958, Bộ trưởng Hoàng Tích Trí qua đời do lâm bệnh nặng. Ông được giao trọng trách Bộ trưởng.

Được “thăng chức” nhưng vẫn làm việc ở phòng cũ. Còn phòng của cố Bộ trưởng, ông yêu cầu hằng ngày vẫn mở cửa như thể cố Bộ trưởng vẫn có mặt. Ông chỉ “mượn” khi cần tiếp khách quốc tế.

Ông vừa là Bộ trưởng, vừa kiêm Giám đốc Viện chống lao Trung ương và Giám đốc Bệnh viện 303 - bệnh viện chuyên chữa trị, phục hồi sức khỏe cho cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc.

Lúc ấy, sau 9 năm chiến tranh, bệnh lao chiếm tới 4% dân số; bệnh sốt rét lan tràn, riêng miền núi sốt rét chiếm từ 80 đến 90% dân số; bệnh mắt hột làm cho trên một triệu người mù, lòa… Với cương vị Bộ trưởng, ông tổ chức hoạt động của ngành y tế cho phù hợp với hoàn cảnh đó. Và sau này khi đế quốc Mỹ đưa chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, ông lại chuyển hướng hoạt động của ngành y tế đáp ứng yêu cầu của chiến tranh.

Chỉ trong vòng 3 năm (1958 - 1961), nhân dân ta đã chiến thắng được hai dịch bệnh lớn đã tồn tại bao đời ở nước ta. Đó là bệnh đậu mùa và dịch tả. Và chưa đầy mười năm (1956 - 1965) mọi dịch bệnh lớn ở miền Bắc bị đẩy lùi: sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván… giảm hẳn; bệnh đau mắt hột được thanh toán, bại liệt được giảm thiểu; người bệnh phong, bệnh lao được tập trung vào các nhà điều dưỡng…

Năm 1968, hệ thống y tế ở miền Bắc cơ bản đã vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của một đất nước thời chiến tranh, ông tha thiết xin Bác Hồ và Trung ương cho vào miền Nam xây dựng và phát triển ngành.

Ông là vị Bộ trưởng đầu tiên và duy nhất đi Nam và đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ. Sự ra đi của giáo sư, tiến sĩ - Anh hùng Lao động Phạm Ngọc Thạch là một tổn thất rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đặc biệt là nền y học Việt Nam.

Đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của ông, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rõ: Đứng trước rất nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp của việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội, đồng chí Phạm Ngọc Thạch đã cố gắng giải quyết những vấn đề đó một cách cơ bản, có hiệu quả và kịp thời với khả năng và phương tiện hiện có của chúng ta. Đồng chí Phạm Ngọc Thạch đã nhìn thấy tất cả những bệnh tật hiểm nghèo, cần thanh toán nhanh chóng và tận gốc; đồng chí đã tìm tòi và ra sức phát huy vốn cổ rất cao quý của dân tộc về y và dược, đã cố gắng vận dụng vốn hiểu biết, những thành tựu mới nhất của y học thế giới, của y học các nước xã hội chủ nghĩa cũng như y học của các nước khác. Cùng tập thể lãnh đạo bộ và đông đảo cán bộ, công nhân viên trong ngành đã tổ chức tiêm chủng nhằm bài trừ và phòng ngừa các bệnh tật; tổ chức phong trào vệ sinh yêu nước rộng khắp ở miền Bắc, tổ chức mạng lưới y tế từ Trung ương đến hợp tác xã, khu phố, xí nghiệp và mạng lưới cứu thương rất có hiệu quả trong cuộc chiến tranh chống Mỹ; tổ chức cuộc vận động bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em với những thành tích tốt đẹp ngay trong thời chiến; tổ chức đào tạo và không ngừng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế đủ sức giải quyết những vấn đề quan trọng nhất và cấp bách nhất của việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và lực lượng vũ trang.

Do những đóng góp to lớn trong lĩnh vực y tế, ông là Bộ trưởng duy nhất được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời đó.

Phạm Ngọc Thạch là Thầy thuốc của nhân dân, nhà khoa học của nhân dân, vì nhân dân.

Cuộc sống bình dân, nhân hậu, giản dị, cuộc đời cao đẹp và tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, vì dân tộc của Giáo sư, Anh hùng Lao động Phạm Ngọc Thạch mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta - nhất là cán bộ ngành y thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Ông vĩnh viễn ra đi vào ngày 7.11.1968 ở tuổi đang chín - 59 xuân.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, bảo đảm quyền lợi của người đọc, người xem

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu Quốc hội cho biết, trước xu thế phát triển của quảng cáo trên mạng, việc tăng diện tích, tăng thời lượng quảng cáo cho báo chí là rất cần thiết giúp các cơ quan này tăng nguồn thu, giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng quảng cáo phải trên cơ sở vừa tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, vừa phải hài hòa và đảm bảo quyền lợi cho người đọc, người xem.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.