Giải pháp nào gỡ “thẻ vàng” của EC với thủy sản Việt Nam?

Theo chương trình, chiều 15.8 tới đây, tại phiên họp thứ 25 của UBTVQH sẽ diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT). Trong 3 nhóm vấn đề đưa ra chất vấn “tư lệnh” ngành nông nghiệp nổi lên nội dung liên quan đến: Giải pháp nào tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam?

Từ những chuyển biến thực tế rất tích cực...

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới việc khai thác bền vững nguồn tài nguyên sinh vật, nhất là đối với đa dạng sinh học biển.

Giải pháp nào gỡ “thẻ vàng” của EC với thủy sản Việt Nam? -0
Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại thăm tàu cá trong chuyến khảo sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về chống khai thác IUU tại Bình Định. Ảnh: Thanh Chi

Với sự tích cực vào cuộc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, quyết liệt chống khai thác IUU, hoạt động thúc đẩy EC gỡ “thẻ vàng” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, được EC ghi nhận đánh giá cao. Trong đó, đáng chú ý, Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản tháng 11.2017 và ngày 6.7.2018, Chính phủ có Nghị quyết số 89/NQ-CP gia nhập Hiệp định về các biện pháp quốc gia có cảng của FAO (PSMA) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác IUU, được FAO chấp thuận từ ngày 2.2.2019; đến năm 2020 đã chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các quốc đảo Thái Bình Dương…

Tuy nhiên, sau lần thanh tra thứ 3 vào tháng 10.2022, Đoàn Thanh tra EC vẫn tiếp tục khuyến nghị Việt Nam thực hiện 4 nhóm vấn đề gồm: Khung pháp lý; Quản lý đội tàu, theo dõi, kiểm tra kiểm soát tàu cá; Truy xuất nguồn gốc; Thực thi pháp luật.

EC đã ban hành quy định số 1005/2008 về thiết lập hệ thống cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác IUU, có hiệu lực từ ngày 1.1.2010. Đến 23.10.2017, EC có thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo “Thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU với lý do Việt Nam chưa kiểm soát được đội tàu dẫn đến tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài gia tăng và chưa kiểm soát được tính hợp pháp sản phẩm hải sản từ khai thác xuất khẩu sang thị trường EU. Từ đó đến nay, EC đã tổ chức 3 đoàn thanh tra để xem xét việc gỡ “Thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam. Theo chương trình, tháng 10 tới, EC sẽ tổ chức Đoàn thanh tra lần thứ 4 tới Việt Nam để xem xét việc gỡ “Thẻ vàng” này.

Kết quả thực hiện các khuyến nghị từ tháng 10.2022 đến nay cho thấy những chuyển biến rất tích cực. Đặc biệt, tình hình chống khai thác IUU đã có tiến bộ hơn rất nhiều so với đợt thanh tra thực tế lần thứ 2 vào năm 2019. Cụ thể, khung pháp lý cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quốc tế về chống khai thác IUU và tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tích cực. Công tác quản lý đội tàu, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS) đã có sự chuyển biến tích cực; đã triển khai hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Thực hiện việc kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định của Hiệp định PSMA về tổng thể đã có sự cải thiện tốt hơn so với trước.

Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa gỡ được “Thẻ vàng”.

Nguyên nhân chủ yếu, theo Báo cáo của Bộ NN và PTNT gửi UBTVQH[1], do tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp. Công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước, đặc biệt là nhập khẩu còn nhiều tồn tại, bất cập, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của EC. Việc xử lý các hành vi khai thác IUU còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy, công tác thực thi pháp luật, xử lý, xử phạt các hành vi khai thác IUU tại một số địa phương rất yếu kém, thiếu trách nhiệm và chưa thống nhất, đồng bộ; đặc biệt là vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển…

... đến các giải pháp quyết liệt khắc phục cảnh báo của EC của Chính phủ...  

Trước thực trạng nêu trên, một trong những nhiệm vụ hàng đầu được Bộ NN và PTNT - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU xác định, đó là thực hiện tốt các giải pháp khắc phục cảnh báo của EC về IUU. Cùng với đó là tổ chức lại bộ máy quản lý cảng cá, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý khai thác thủy sản cho ban quản lý cảng cá phù hợp, bảo đảm đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Luật Thủy sản năm 2017 và yêu cầu cấp bách hiện nay theo khuyến nghị của EC.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU cũng xác định rõ các giải pháp cần tập trung để tháo gỡ “thẻ vàng”. Đó là thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết ngăn chặn từ nay trở đi không để xảy ra tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu, đặc biệt nhập khẩu bằng tàu Container. Tập trung cao điểm xử lý các hành vi vi phạm IUU. Cùng với đó, cần tiếp tục thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi khai thác IUU. Bảo đảm nguồn lực, kinh phí khẩn trương hoàn thành việc khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 3; chuẩn bị nội dung và các điều kiện tốt nhất để chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4. Tuyệt đối không lơ là chủ quan, không dung túng, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vì lợi ích riêng cố tình thực hiện hành vi trái phép ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế...

... và sự “vào cuộc” rốt ráo của các cơ quan của Quốc hội

Liên quan đến việc gỡ “thẻ vàng” của EC, đầu tháng 7 vừa qua (ngày 3-6.7), Ủy ban Đối ngoại đã tổ chức đoàn khảo sát về vấn đề “thẻ vàng” của EC đối với hoạt động đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không được quản lý tại 3 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ là Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định. Qua khảo sát cho thấy, các địa phương cơ bản đạt những kết quả rất tích cực trong thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU. Song, để có thể thúc đẩy gỡ "thẻ vàng" của EC với thủy sản Việt Nam, các địa phương cần thể hiện quyết tâm và cam kết mạnh mẽ hơn nữa với những giải pháp khả thi, quyết liệt hơn nữa cả cho trước mắt cũng như lâu dài.

Trước đó, năm 2022, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định”. Qua giám sát, Ủy ban cũng đã ghi nhận tình trạng vi phạm quy định về trang bị và sử dụng VMS khi khai thác trên biển diễn ra thường xuyên, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp khắc phục.

Trong tổng thể những giải pháp đó, từ thực tiễn khảo sát tại địa phương, cơ sở, một số ý kiến đề cập đến việc ứng dụng công nghệ như một giải pháp căn cơ, lâu dài để có thể kiểm soát và quản lý hiệu quả hơn với vấn đề IUU. Bởi, với phạm vi và địa bàn hoạt động trải rộng trên các vùng biển, bên cạnh những mặt thuận lợi, thì cũng có những khó khăn nhất định so với đất liền, cộng với lực lượng thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra của Việt Nam còn mỏng như hiện nay, thì việc ứng dụng công nghệ trong quản lý IUU là cần thiết và cấp bách. 

Ứng dụng công nghệ mới - giải pháp căn cơ và lâu dài?

Thực tế cho thấy, để quản lý, hỗ trợ kiểm soát và ngăn chặn hành vi đánh bắt IUU, nhiều nước trên thế giới đã khai thác tiện ích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, như công nghệ định vị vệ tinh, hình ảnh vệ tinh, radar khẩu độ tổng hợp; công nghệ tổng hợp dữ liệu và phân tích trí tuệ nhân tạo (AI); phương tiện giám sát không người lái, truy xuất blockchain…

Và, một trong những công nghệ đang được nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ, cơ quan hành pháp, tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới sử dụng là giải pháp tình báo hàng hải Windward - công nghệ do Công ty Windward (Israel) phát triển. Vừa qua, giải pháp này đã được báo cáo, chia sẻ tại cuộc làm việc giữa Công ty Windward với Cục Thủy sản - Bộ NN và PTNT, như một giải pháp có thể hỗ trợ trong việc tìm lời giải cho các bài toán về IUU của Việt Nam.

Đơn cử, với hệ thống phát hiện các tàu có hoạt động đánh cá đồng thời đối chiếu với CSDL về giấy phép, Windward có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề khai thác thủy sản không có giấy phép. Tương tự, với chức năng phát hiện các hành vi tắt thiết bị định vị, tín hiệu VMS và thực hiệu các hành vi bất hợp pháp, Windward có thể hỗ trợ phát hiện các hành vi che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, với chức năng phát hiện các tín hiệu VMS di chuyển đồng tốc, có dấu hiệu bất thường, sử dụng ảnh vệ tinh để xác định số lượng tàu cá tương ứng với chùm dữ liệu VMS thu được, Windward có thể hỗ trợ giải quyết một phần việc tàu chuyển thiết bị VMS sang một tàu cá khác - một trong những vi phạm khá phổ biến mà Đoàn khảo sát, giám sát của các Ủy ban của Quốc hội đã ghi nhận tại một số địa phương...

Sau lần thanh tra thứ 3, EC tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Ban Bí thư, Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ[2], Thủ tướng Chính phủ. Bộ NN và PTNT đã phối hợp tốt với các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo và tổ chức triển khai nhiều giải pháp tích cực để chống khai thác IUU; chuẩn bị tốt nội dung, kế hoạch, chương trình làm việc với Đoàn Thanh tra của EC, cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan bảo đảm tính minh bạch, trung thực và khánh quan. Các cơ quan của Quốc hội tiến hành các hoạt động giám sát, khảo sát để thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU...

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay cũng như những khó khăn, phức tạp trong việc quản lý IUU, nhiều đại biểu và chuyên gia cũng khuyến nghị rằng, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương mới là “điều kiện cần”.

Căn cơ và lâu dài hơn, thì “điều kiện đủ” là cần nghiêm túc xem xét đến việc ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... để tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, như quan điểm nêu trong Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị (về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư), nhất là khi thời điểm đợt thanh tra thứ 4 của EC đang tới rất gần.

Câu hỏi đặt ra: Liệu rằng ứng dụng công nghệ và minh bạch dữ liệu có phải là một trong những lời giải khả thi cho bài toán về các thách thức liên quan đến IUU hiện nay hay không?

[1] Báo cáo số 5478/BC-BNN-KH, ngày 10.8.2023, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

[2] Thường trực Ban Bí thư đã ban hành Văn bản số 81-CV/TW ngày 20.3.2020 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác IUU; coi đây là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách tại địa phương. Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với Lãnh đạo cấp cao của EU về cam kết, nỗ lực, quyết tâm chính trị của Việt Nam về chống khai thác IUU...

Quốc hội và Cử tri

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.