Góp ý Quy hoạch tổng thể Quốc gia

DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021

Nguyễn Ngọc Trân [1]

Trong khung khổ bài viết này, diễn biến của một số chỉ số có liên quan đến đề xuất các mục tiêu của QHTTQG được khảo sát. Kết quả đồng thời cung cấp thêm thông tin về tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Nguồn số liệu là từ Tổng Cục Thống kê và từ cơ sở dử liệu của Ngân hàng thế giới và của Liên Hiệp Quốc.

1. Dân số

Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank Database, WBD) có số liệu về dân số của Việt Nam từ năm 1960. Số liệu của cơ sở dữ liệu của Tổng Cục Thống kê (TCTK) mà tác giả tham khảo được bắt đầu từ năm 1990.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -0

Trong 62 năm (1960-2021), dân số Việt Nam tăng bình quân năm 1,1141 triệu người/năm. Khảo sát nhuyễn hơn, có 3 giai đoạn: (1960-1981), tăng ít hơn, 1,0848 triệu người /năm; (1982-1997) tăng mạnh hơn 1,3857 triệu người/năm; (1998-2021) tăng chậm lại, 0,8719 triệu người/năm. Hệ số R2 = 0.9984 gợi ý ngoại suy xu hướng giai đoạn này, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 101,4 triệu người vào năm 2025.

Số liệu của TCTK cho thấy trong 32 năm (1990-2021) dân số Việt Nam tăng bình quân 1,0223 triệu người/năm; trong giai đoạn (2000-2021) tăng 0,995 triệu người /năm; trong 11 năm (2011-2021) tăng 1,042 triệu người/năm. Ngoại suy xu hướng này đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ vào khoảng 102,750 ngàn người.

Dự báo dân số Việt Nam 2019-2069 [1], xuất bản ngay sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cung cấp số liệu dân số vào năm 2025 là 101,571 triệu người và năm 2030 là 105,219 triệu người.

Dự báo dân số trong hai kịch bản vào năm 2025, 105,2 triệu người đúng với ngoại suy từ số liệu của WBD (1960-2021) nhưng cao hơn các ngoại suy xu hướng từ (1998-2021, WBD) là 101.4 triệu, và của Dự báo Dân số Việt Nam (2019-2069).  

2. Lao động

(2.1) Trong Hình 2 (bên trái) là đồ thị của lực lượng lao động [2] (LLLĐ) (TCTK) và Labor Force (LF) (WBD) [3] trong 32 năm (1990-2021).

Sau năm 2019, lực lượng lao động được tính theo tiêu chuẩn mới ICLS19, theo đó những người làm việc với mục đích sản xuất sản phẩm tự cung tự cấp trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ không được xác định là những người có việc làm như quy định trước đây của tiêu chuẩn ICLS13. Điều này đã thể hiện qua sự sụt giảm số liệu hai năm 2020 và 2021.

Nhìn chung trong 32 năm lực lượng lao đông trải qua ba giai đoạn (a) tăng bình quân 0,704 triệu người/năm (1990-2001; số liệu TCTK), 0,710 triệu người/năm (1990-2003; số liệu WBD); (b) tăng nhanh bình quân 1,224 triệu người/năm (2002-2013; số liệu TCTK), 1,228 triệu người/năm (2004-2013; số liệu WBD); (c) tăng chậm lại bình quân 0,223 triệu người/năm (2014-2021; số liệu WBD). Với tốc độ tăng chậm lại này thì ngoại suy đến năm 2025 lực lượng lao động sẽ là 57,1 triệu người. Không ngoại suy với số liệu của TCTK vì những thay đổi năm 2020 và 2021.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -1

Trong 32 năm, cả hai chỉ số đều tăng. Ba giai đoạn tăng, tăng nhanhtăng chậm lại, tuy số liệu và thời điểm có chênh nhau, cũng đã thể hiện trong Hình 2 (bên phải), và trong một chừng mực nhất định, phản ánh sự bùng nổ dân số sau chiến tranh, thời kỳ cơ cấu dân số vànggiai đoạn khởi đầu của già hóa dân số.

(2.2) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Kho dữ liệu lao động và việc làm (TCTK) xác định ba tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: (a)thô(là số phần trăm lực lượng lao động chiếm trong tổng dân số); (b)chung(thô và chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động); (c)trong độ tuổi lao động (số phần trăm những người trong độ tuổi lao động tham gia lao động trong tổng dân số trong độ tuổi lao động) [4]. Hiện nay TCTK sử dụng hai thuật ngữ tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chungtỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Hai tỷ lệ này sẽ thay đổi bởi tiêu chuẩn mới ICLS19.

Trong CSDL WBD có chỉ số “labor force participation rate”, (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động) được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ước tính bằng mô hình. Tỷ lệ là tỷ số những người tham gia hoạt động kinh tế [5] trên lực lượng lao động. Hai loại hình được ước tính: (a) Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế (sau đây được ký hiệu PR15+); (b) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-64 tuổi tham gia hoạt động kinh tế (PR(15-64)).

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -2

Hình 3a là đồ thị của hai tỷ lệ tham gia lao động PR(15-64) và PR15+ trong 32 năm. Hình 3b là đồ thị của LF, LF_PR(15-64) và LF_PR15+. Hình 3c là đồ thị của LF_PR(15-64) của 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

3. Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng thu nhập quốc gia (GNI)

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -3

Hình 4 hiển thị hai chỉ số GDP và GNI và chênh lệch (GDP - GNI) [6], số liệu của TCTK, từ năm 1990 đến 2021. Xu hướng diễn biến của chênh lệch tăng bình quân 21,2 tỷ đồng hiện hành năm trong 18 năm (2004-2021), và tăng nhanh hơn, 33,2 tỷ đồng hiên hành trong 12 năm (2010-2021).

WBD cho chúng ta Hình 5 trong đó bên trái là GDP theo giá LCU (Local Currency Unit, đối với Việt Nam là VNĐ) hiện hành và USD hiện hành, và tỷ lệ chuyển đổi từng năm (bên phải), trên đó có đánh dấu những sự kiện đã có thể có tác động đến phát triển kinh tế xã hội và đến tỷ lệ chuyển đổi.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -4

Tốc độ tăng trưởng của GDP được thể hiện trong Hình 6 với số liệu của TCTK (trái) và của WBD (phải). Nếu không kể hai năm 2020 và 2021, tốc độ tăng trưởng của GDP biến động trong khoảng [5.5 – 7.8] (TCTK) và [5,4 – 7.6] (WBD).

Trong 15 năm (2001-2015) tốc độ tăng trưởng của GDP là 6,61. Trong 10 năm (2001 – 2010) tốc độ tăng trưởng là 6,82, và trong 10 năm (2011-2020) là 6.21. Xem Bảng.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -5

4. GDP và GNI bình quân người năm

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -6
Hình 7 bên trái hiển thị GDP và GNI bình quân người năm (số liêụ TCTK).

Từ năm 2010 đến năm 2021, GDP bình quân người năm tăng 4,583 triệu đồng /năm trong khi GNI tăng bình quân 4,506 triệu đồng/năm.

Bên phải là số liệu GNI bình quân người năm, đơn vị tính là ngàn LCU và theo US$ hiện hành (số liệu từ WBD). Trong các năm (2005-2021) GNI bình quân người/năm tăng 4,749 triệu đơn vị LCU. Trên đồ thị còn có tỉ lệ chuyển đổi US$ và đơn vị tiền tệ LCU.

5. Năng suất lao động bình quân/laođộng/năm

Hình 8 thể hiện GDP, lao động, NSLĐ bq/lđ/năm theo số liệu của TCTK (VNĐ giá so sánh 2010) (trái), và theo số liệu của WBD (US$ hiện hành) (phải).

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -7

Năm 2021, NSLĐ bq/lđ/năm đạt 97,754 triệu đồng (giá so sánh 2010). Từ năm 2013 đến 2021, tốc độ tăng bình quân là 4,612 triệu đồng/năm. Trong khi đó, theo số liệu của WBD, NSLĐ bq/lđ/năm đạt 6458,3 US$ hiện hành. Từ năm 2005 đến 2021, tốc độ tăng bình quân là 336,2 US$/năm.

Tỷ lệ chuyển đổi giữa LCU hiện hành và US$ hiện hành đã được thể hiện trong Hình 5 (phải). Tỷ lệ chuyển đổi giữa LCU cố định và USD cố định 2015 là một hằng số và bằng 15449,5.

6. Về tích lũy tài sản

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -8

Trong Hình 9a chúng ta có, từ số liệu của TCTK, các chỉ số GDP, tích lũy tài sản (TLTS) theo giá 2010 và tỷ lệ TLTS/GDP từ năm 1990 đến năm 2021 (bên trái); GDP. TLTS theo giá hiện hành, và tỷ lệ từ năm 2010 đến năm 2021 (bên phải).

Trong Hình 9b, chúng ta có, từ cơ sở dử liệu UN Database, các chỉ số GDP, tỷ lệ TLTS, tỷ lệ TLTS cố định theo giá ss 2010 (trái) và theo giá hiện hành (phải). 

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -9

Theo giá 2010, tỷ lệ TLTS/GDP có xu hướng tăng trong khoảng từ 33,35% đến 37,47%, trong lúc theo giá hiện hành xu hướng giảm từ 38,14% xuống 34,1% (Hình 9a). Các xu hướng này cũng được thể hiện trong Hình 9b trong các khoảng lần lượt là (31,3% – 37,6%) và (35,7% – 33,4%).

Cơ sở dữ liệu WBD, không có số liệu về chỉ số GCF của Việt Nam, Hình 9c là GCF của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan và của các nước Đông Á - Thái Bình Dương không tính các nước có thu nhập cao.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -10

Trong 22 năm (2000-2021) các nền kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương không kể các nền kinh tế thu nhập cao, tỷ lệ TLTS/GDP nằm trong khoảng (thấp nhất 30% năm 2000 – cao nhất 43% năm 2013); Indonesia khoảng này là (21% 2005, 35% 2012); Malaysia (18% 2009, 26% 2013); Phillippines (16% 2000, 27% 2018) Thái Lan (21% 2009, 30% 2005).   

7. Về tổng vốn đầu tư toàn xã hội và hệ số ICOR

Từ số liệu của TCTK, Hình 10 cho chúng ta đồ thị của GDP, của vốn đầu tư toàn xã hội, theo giá so sánh 2010, và tỷ lệ giữa hai chỉ số từ năm 2004 đến năm 2021.

Trong 19 năm tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP biến động trong khoảng từ 30,98% đến 39,74%; tăng nhanh hơn từ năm 2011 đến 2021.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -11

Cơ cấu của ba khu vực vốn nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn nước ngoài trong tổng vốn đầu tư được thể hiện trong Hình 10 (bên phải). Khu vực vốn nhà nước biến động giữa 24% và 36% và đang có xu hướng giảm. Khu vực vốn đầu tư ngoài nhà nước biến động giữa 44,6% và 59,4%, theo xu hướng tăng. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giữa 20,53% và 16,11% trong xu hướng giảm.

Hệ số ICOR hàng năm và từng thời đoạn được trình bày trong Hình 11.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -12

Hai năm 2020 và 2021 hệ số ICOR tăng vọt 14,2715,54 vì nhiều lý do trong đó có GDP tăng chậm lại vì Covid-19. Hệ số ICOR 17 năm (2005 -2021) là 6,89; 11 năm (2011 – 2021) là 6,9; 6 năm (2016 – 2021) là 7,55.

Giả thiêt ICOR bằng 4,9 trong giai đoạn (2021-2030) là một thách thức lớn vì đầu tư công đang được đẩy mạnh cho nhiều công trình hạ tấng quốc gia. Đưa ICOR về 4,9 đòi hỏi hiệu quả đầu tư toàn xã hội phải sớm phát huy tác dụng.

8. Một tiếp cận năng suất của nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)

Giả thiết rằng tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) là kết quả của hoạt động và năng suất của các nhân tố lao động, vốn và các nhân tố tổng hợp, Tổng Cục Thống kê đã tính toán tốc độ tăng trưởng của TFP và đóng góp của chỉ số này vào tốc độ tăng trưởng của GDP cùng với tốc độ tăng trưởng và đóng góp của nhân tố lao động (L) và nhân tố vốn (K) [7].

GDP, K được cập nhật theo giá so sánh 2010 và L được hiển thị trong Hình 12A.

Tốc độ tăng TFP được xác định bằng công thức:  GGDP = GTFP + bK*GK + bL*GL

trong đó GGDP, GK, GL lần lượt là tốc độ tăng trưởng của GDP, của nhân tố vốn K, của nhân tố lao động L; bK và bL là hệ số góc của vốn K và lao động L với giá trị được tính từ bảng cân đối liên ngành năm 2012 (IO 2012), bằng 0.6 và 0.4. Tỷ trọng của GTFP, GKGL trong tốc độ tăng trưởng GDP, GGDP, được suy ra từ công thức trên: 1 = GA/GGDP + bK*GK/GGDP + bL*GL/GGDP.

Trong Hình 12B là đồ thị của tốc độ tăng trưởng của GDP, của L và của K từ năm 2000 đến 2021. Hình 12C hiển thị tốc độ tăng trưởng của GDP, của L và của K từ năm 2007 đến 2019. Các tỷ trọng GA/GY, GK/GY và GL/GY từ năm 2007 đến năm 2019 được trình bày trong Hình 12D.

DIỄN BIẾN CỦA MÔT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2021 -13

Hình 12C cho thấytrong khi tốc độ tăng trưởng của GDP dao động trong khoảng (5,4 - 7,47), xu hướng giảm của tốc độ GK, của tốc độ GL là khá rõ, cũng như khá rõ là xu hướng tăng của GTFP mà phương trình xu hướng tuyến tính là Y = 0.4271X - 857.98; R2= 0.8867.

Hình 12D cho thấy xu hướng biến động của các tỷ trọng GTFP/GGDP, GK/GGDP và GL/GGDP từ năm 2007 đến năm 2019 là khá rõ. Trong khi GK/GGDP và GL/GGDP có xu hướng giảm thì GTFP/GGDP có xu hướng tăng, Y = 6.1242X - 12303; R2= 0.8398.

Xu hướng tăng của GTFP và của tỷ trọng GTFP/GGDP là điều đáng khích lệ và cần được hỗ trợ mạnh mẽ vì đó là kết quả của đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân, …

Biến động của các chỉ số trong hai năm 2020, 2021 do đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế trong 2 năm 2020 và 2021 cũng đã được tính đến. Số liệu có thay đổi, hệ sô R2 không tốt bằng, nhưng những nhận xét trên đây từ Hình 12C và D theo tác giả vẫn có giá trị tham khảo.

Tác giả chân thành cảm ơn Tổng Cục Thống kê đã chia sẻ số liệu và trao đổi về Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế.

[1]Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn (2019-2069), Tổng Cục Thống kê, Hà Nội, 11/2020.

[2]Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát). KHO DU LIEU LAO DONG VA VIECLAM (thongke.gov.vn)

[3]Labor forcecomprises people ages 15 and older who supply labor for the production of goods and services during a specified period. WBDatabase.

[4]KHO DU LIEU LAO DONG VA VIECLAM (thongke.gov.vn) . Tác giả chưa tìm được số liệu tương ứng.

[5]Labor force participation rate is the proportion of the population ages 15 and older that is economically active: all people who supply labor for the production of goods and services during a specified period.

[6] Chênh lêch là thu nhập thuần tuý từ nước ngoài.

[7]Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế (cập nhật GDP và TLTS theo quy mô mới) Thông báo cho tác giả ngày 03/09/2022.

Quốc hội và Cử tri

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...