Rút ngắn thời gian quyết toán ngân sách

Đề xuất triển khai thí điểm trong năm 2024

Trong phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Theo Tờ trình của Chính phủ, báo cáo này sẽ được trình Quốc hội phê chuẩn sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Trước mắt, Chính phủ đề xuất triển khai thí điểm trong năm 2024 tại một số bộ, ngành, địa phương.

Quyết toán sau 18 tháng là quá dài

Tại Nghị quyết số 22/2021/QH15, Quốc hội yêu cầu Chính phủ nghiên cứu rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước để trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm vào Kỳ họp cuối năm tiếp theo, góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính, ngân sách của nhà nước.

Yêu cầu này đặt ra trong bối cảnh theo quy định hiện hành, Quốc hội xem xét, quyết định thông qua quyết toán ngân sách nhà nước sau khoảng 18 tháng kể từ khi năm ngân sách kết thúc. Điều này một mặt không giúp ích nhiều cho việc lập dự toán ngân sách hàng năm, mặt khác dễ dẫn đến tâm lý coi đây là “việc đã rồi” và buông lỏng giám sát. Trong khi đó, báo cáo quyết toán ngân sách của quốc gia là hệ thống đánh giá quan trọng nhất về “sức khỏe” và “hiệu quả” hoạt động của toàn bộ máy nhà nước trong một năm, rất cần được tập trung thảo luận đánh giá thực chất và kịp thời.

Trong Tờ trình số 440/BC-CP gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cũng cho rằng, thời gian Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách chậm nhất 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách 18 tháng như quy định hiện nay của Luật Ngân sách Nhà nước là quá dài. Lý do là quy trình tổng hợp, lập báo cáo trải qua nhiều khâu và mất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, quy định về việc xét duyệt quyết toán ngân sách còn phức tạp, chồng chéo, chưa đề cao trách nhiệm của đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách. Việc xét duyệt quyết toán của đơn vị cấp trên trực tiếp đối với từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị chứng từ kèm theo đã tạo ra khối lượng công việc rất lớn cho cơ quan xét duyệt quyết toán. Quy định về thẩm quyền quyết toán ngân sách còn chồng chéo giữa trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan tài chính các cấp.

Triển khai theo lộ trình

Từ thực tế này và theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đề xuất rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Theo đó, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là ngày 20.9 năm sau (quy định hiện hành là chậm nhất 16 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách). Chính phủ gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc Kỳ họp cuối năm sau (quy định hiện hành là 20 ngày). Quốc hội xem xét, phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước vào Kỳ họp cuối năm sau (theo quy định hiện hành là chậm nhất 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách).

Việc rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách sẽ ảnh hưởng lớn đến các đơn vị sử dụng ngân sách, bộ, ngành, cơ quan tài chính và các cấp ngân sách địa phương.  Điều này đòi hỏi sự ủng hộ và quyết tâm của các bộ, cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt đối với các bộ, cơ quan Trung ương có cơ cấu tổ chức gồm nhiều cấp dự toán và các địa phương có số thu, chi ngân sách nhà nước lớn.

Trước mắt, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép triển khai thí điểm tại một số bộ, ngành, địa phương trong năm 2024. Sau đó, Chính phủ sẽ đánh giá và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp giữa năm 2025. Trên cơ sở này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước và một số luật có liên quan để có cơ sở pháp lý triển khai trên phạm vi cả nước.

Hiện nay, hầu hết các nước như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… đều có thời hạn phê chuẩn quyết toán từ 6 - 10 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. Tờ trình của Chính phủ cho biết, thời gian ngắn như vậy là do ngân sách các cấp chính quyền độc lập, không lồng ghép các cấp với nhau. Ngân sách cấp nào do HĐND cấp đó quyết định và giao cho UBND cùng cấp thực hiện. Ngân sách Trung ương do Quốc hội quyết định và Chính phủ thực hiện. Quốc hội chỉ quyết định ngân sách Trung ương, không quyết định ngân sách nhà nước.

Theo đó, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước không tổng hợp số liệu toàn quốc HĐND các cấp địa phương phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình; Quốc hội chỉ phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương, không phê chuẩn quyết toán của chính quyền địa phương. Mặt khác, các nước làm kỹ khâu xây dựng và phân bổ dự toán, việc quyết toán chủ yếu tổng hợp lại số liệu thực thu, thực chi trong năm ngân sách.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.