ĐBQH Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu): Nghiêm cấm giả mạo chữ ký số trong giao dịch điện tử

Thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), sáng 30.5, ĐBQH Đỗ Văn Yên đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm những hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử để nâng cao hiệu lực của pháp luật và căn cứ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

ĐBQH Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu): Nghiêm cấm giả mạo chữ ký số trong giao dịch điện tử -0
ĐBQH Đỗ Văn Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu

Theo đại biểu Đỗ Văn Yên, giao dịch điện tử có phạm vi tác động rộng, trong đó có các quy định yêu cầu bảo đảm tính bảo mật, an ninh, an toàn thông tin thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử, trong cung cấp, quản lý chứng thư điện tử và chữ ký điện tử. Qua nghiên cứu hồ sơ dự thảo luật cho thấy, Dự thảo luật đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện luật giao dịch điện tử là phù hợp. Tuy nhiên, đại biểu cũng nhận thấy, những hành vi "tiết lộ dữ liệu tạo chữ ký số", "giả mạo chữ ký số" cần được nghiêm cấm trong giao dịch điện tử. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, bổ sung những hành vi trên vào khoản 6, Điều 9.

Về thời điểm gửi nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, dự thảo luật quy định thời điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu của các chủ thể được xác định trong các trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì ở bất kỳ địa điểm nào, thông điệp dữ liệu được gửi đi và nhận thì địa điểm đó vẫn được coi là trụ sở của người gửi, người nhận nếu người gửi, người nhận là cơ quan, tổ chức; được coi là nơi cư trú nếu người gửi, người nhận là cá nhân. Về vấn để này, đại biểu Đỗ Văn Yên đánh giá: quy định như vậy là phù hợp với tính chất giao dịch điện tử trên môi trường điện tử. Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, quy định này chưa thống nhất với Luật Cư trú, Luật Doanh nghiệp quy định về nơi cư trú và trụ sở của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời, việc xác định địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu, giao kết hợp đồng điện tử có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết phát sinh tranh chấp trên thực tế. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về vấn đề này chặt chẽ hơn và phù hợp với các luật liên quan.

Về trách nhiệm cung cấp và quản lý chữ ký số chuyên dùng công vụ, đại biểu Đỗ Văn Yên nêu rõ, đây là vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh, an toàn quốc gia, là bí mật nhà nước. Vấn đề này đã được nhiều đại biểu Quốc hội ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư. Ban soạn thảo đã tiếp thú ý kiến các đại biểu và bổ sung vào dự thảo luật tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 và bổ sung khoản 4 Điều 7 quy định: "Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ‫ xây dựng và phát triển hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ dùng công vụ theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên, dự thảo luật chưa quy định cụ thể nhiệm vụ về quản lý và cung cấp chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với khoản 2, Điều 6 Luật Cơ yếu về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực cơ yếu; cụ thể hóa Nghị quyết số 56 năm 2020 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 cũng như thống nhất, phù hợp với quy định tại Điều 27 của dự thảo luật về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ..., đại biểu Đỗ Văn Yên đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, sửa đổi quy định này với nội dung: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng, phát triển và bảo đảm cung cấp, quản lý hệ thống dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dụng công vụ theo quy định của pháp luật.

Quốc hội và Cử tri

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.