Cụ Nguyễn Công Phương - nhà cách mạng kiên định

Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nguyễn Công Phương là một nhà yêu nước và cách mạng kiên định. Cụ từng là Hội viên của Duy Tân Hội, rồi Phục Quốc Hội; là lớp đảng viên đầu tiên khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời; là cán bộ Việt Minh, rồi Ủy viên Ủy ban Liên Việt toàn quốc và Ủy viên Thư ký Ban Chấp hành Trung ương MTTQ Việt Nam. Đối với cán bộ Dân vận - Mặt trận Trung ương đã từng được làm việc với Cụ thường coi Cụ là “mẫu người điển hình về công tác quần chúng để học tập và noi theo".

Cụ Nguyễn Công Phương - nhà cách mạng kiên định -0
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mừng thọ đồng chí Nguyễn Công Phương tròn 80 tuổi (ngày 12.9.1968). ẢNH: TL/Báo Quảng Ngãi

Nguyễn Công Phương sinh năm 1888 trong một gia đình nho giáo có truyền thống yêu nước. Cha ông là Nguyễn Công Hanh và mẹ là Bùi Thị Khanh. Tổ tiên ông, theo gia phả, vốn dòng họ Nguyễn ở làng Nhu Năng, huyện Tư Nghĩa, sau rời đến sinh sống ở thôn Kỳ Thọ, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Đến đời cụ thân sinh ra ông lại “đổi vùng”, chuyển đến ngụ cư tại thôn Hòa Vinh, xã Hành Phước.

Thuở nhỏ, ông học chữ nho tại gia. Đến 17 tuổi, ông mới được cắp sách tới trường làng. Người thầy đầu tiên của ông là thầy Lê Đình Cẩn - một nhà giáo yêu nước - một thành viên của Duy Tân Hội. Được sự dìu dắt của thầy Cẩn, Phương bắt đầu tham gia Duy Tân Hội - một tổ chức chống thực dân Pháp do cụ Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình thành lập tại Quảng Nam nhằm vận động nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống sưu cao, thuế nặng. Do khiêm tốn, ham học hỏi, chàng thanh niên Nguyễn Công Phương được mọi người quý mến, tin cậy và được cử vào ban lãnh đạo Tỉnh Hội.

Phong trào đấu tranh đòi dân sinh - dân chủ ở Quảng Ngãi vào những năm 1907 - 1908 phát triển khá mạnh. Khiếp sợ trước sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào Duy Tân, thực dân Pháp ra sức đàn áp, lùng sục bắt bớ những người lãnh đạo.

Tháng 5.1908, Công Phương bị bắt và bị giam cầm 4 năm. Đến tháng 12.1912 mới được trả tự do. Giam cầm, tra tấn dã man không làm nhụt ý chí đấu tranh của người thanh niên yêu nước Nguyễn Công Phương.

Ra tù, Phương cùng anh trai Nguyễn Công Mậu tham gia Quang Phục Hội, một tổ chức cách mạng cũng do chí sĩ Phan Bội Châu thành lập vào năm 1912 với mục đích đánh đuổi thực dân Pháp sau khi Duy Tân Hội bị cấm hoạt động. Hai anh em Phương được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở trong tỉnh, chờ thời cơ khởi nghĩa vũ trang.

Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội thất bại, các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ như Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài bị hành quyết; vua Duy Tân bị đày sang Resunion... đã thức tỉnh Nguyễn Công Phương, khiến ông đến với chủ nghĩa Mác và Cách mạng tháng Mười Nga qua những bài viết của Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về do những đồng chí của ông cung cấp bí mật.

Ngày 2.6.1930, ông được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản Đông Dương. Như ông thường kể: “Đây là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời cách mạng của tôi”.

Cuối tháng 6.1930, ông được chỉ định làm Bí thư lâm thời Huyện ủy Nghĩa Hành.

Giữa lúc đang tập trung xây dựng cơ sở, phát triển phong trào thì ngày 22.10.1930, Nguyễn Công Phương bị bắt. Đây là lần thứ hai trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông bị thực dân Pháp bắt. Đánh đập, tra tấn, mua chuộc đều không đem lại kết quả, chúng kết án ông 7 năm tù giam tại Buôn Ma Thuột và 5 năm quản thúc tại địa phương.

Cuối tháng 8.1935, bọn thực dân Pháp dẫn ông về quê với lệnh quản thúc vô thời hạn, chứ không phải 5 năm như Tòa đã tuyên án.

Trước cảnh đau thương mất mát của bản thân, vợ và con trai đã mất trong những ngày ông bị giam cầm, hòa lẫn với nỗi đau chung của dân tộc đã thôi thúc ông phải hành động. Ông tìm cách liên lạc với tổ chức, móc nối với các đồng chí cũ, xây dựng lại cơ sở trong huyện, rồi trong tỉnh đã bị địch đánh phá.

Đầu tháng 9.1936, số Tạp chí Đỏ đầu tiên ra mắt do đồng chí Trần Long làm chủ bút, trong đó có nhiều bài của Nguyễn Công Phương đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân Quảng Ngãi, nhất là tầng lớp những người có học.

Tháng 10.1939, Nguyễn Công Phương lại bị bắt lần thứ ba và giam tại nhà giam Trà Bồng. Vẫn thủ đoạn xưa, tra tấn kết hợp với dụ dỗ, mua chuộc không khuất phục nổi lập trường cách mạng kiên định của người cộng sản.

Ở trong tù, ông vẫn tiếp tục hoạt động, tìm cách móc nối các cán bộ cốt cán đang bị giam cầm, với lãnh đạo bên ngoài để thành lập Tỉnh ủy lâm thời của Quảng Ngãi tại Trù Bồng. Sự việc bị bại lộ, hầu hết các đồng chí trong Tỉnh ủy lâm thời bị bắt. Bản thân Nguyễn Công Phương lần thứ hai bị đày lên Buôn Ma Thuột vào năm 1941.

Ngày 9.3.1945, Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương. Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định: Sự khủng hoảng chính trị này thúc đẩy cho những điều kiện khởi nghĩa chín muồi nhanh chóng. Kẻ thù của nhân dân ta lúc này là Nhật. Khẩu hiệu hành động là “Đánh đuổi phát xít Nhật, phát động cao trào kháng Nhật trong cả nước, sẵn sàng chuyển sang hình thức Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện”.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị trên, Nguyễn Công Phương cùng một số đồng chí tù chính trị tổ chức vượt ngục, trở về địa phương tham gia chuẩn bị tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền. Ông được giao nhiệm vụ vận động nhân dân ủng hộ lương thực, thuốc men để tiếp tế cho du kích Ba Tơ; in ấn các tài liệu của Đảng để chuyển đến các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh. Một nhiệm vụ đặc biệt nữa là ông chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động, thuyết phục lớp trí thức trẻ tham gia cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Chủ tịch UBND cách mạng huyện Nghĩa Hành, sau đó được Trung ương bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND cách mạng tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 17.2.1946, Quảng Ngãi tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh, ông Nguyễn Công Phương trúng cử với số phiếu cao và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh.

Tháng 12.1946, toàn quốc kháng chiến, trước yêu cầu mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ đất nước, ông được điều lên khu ủy đặc trách công tác Mặt trận và được bầu làm Phó Hội trưởng Hôi Liên Việt khu V.

Tháng 7.1948, ông được bổ sung vào khu Ủy, tham gia Thường vụ và phụ trách công tác Dân vận - Mặt trận của Đảng. Với uy tín trước dân và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Dân vận - Mặt trận, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó; phong trào kháng chiến - kiến quốc của Khu V phát triển mạnh trong điều kiện hết sức khó khăn và ác liệt.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược song đều nhằm một mục đích chung là: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong phạm vi cả nước.

Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 5.1955 ông đáp chuyến tàu cuối cùng ra Bắc tập kết. Ông đặt chân đến Thủ đô Hà Nội đúng vào thời điểm Mặt trận Liên Việt đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Và thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, Ban trù bị để thành lập một tổ chức Mặt trận mới ra đời nhằm tập hợp rộng rãi mọi tổ chức, cá nhân yêu nước và tiến bộ, nhất là những người ở vùng mới giải phóng. Ông Nguyễn Công Phương được Trung ương cử vào Ban trù bị.

Từ tháng 5 đến ngày 10.9.1955, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã họp tại Hà Nội, quyết định lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự.

Bác Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch. Đồng chí Xuân Thủy được bầu làm Tổng Thư ký; “lão đồng chí” Nguyễn Công Phương (cách gọi của Bác Tôn) được bầu làm Ủy viên Thư ký phụ trách công tác đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ nhằm hòa bình thống nhất đất nước.

Với trách nhiệm là Ủy viên thư ký, “lão đồng chí” Nguyễn Công Phương đã có những đóng góp to lớn vào việc đề xuất các phong trào, các cuộc vận động nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, thống nhất đất nước.

Với tư cách một nhân sĩ nổi tiếng của Trung Trung bộ, tháng 6.1969, cụ được bầu làm Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ - cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Do bị tù đày nhiều, lại tuổi cao, sức yếu, “lão đồng chí” Nguyễn Công Phương đã thanh thản ra đi ngày 21.8.1972 tại số nhà 50 phố Quán Sứ, hưởng thọ 84 tuổi.

Thay mặt Đảng, Nhà nước và Mặt trận, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng nhận xét: “Đồng chí Nguyễn Công Phương là tấm gương của một nhà yêu nước nồng nàn; gian khổ không sờn lòng; khó khăn không nản chí; suốt đời tận tụy vì độc lập, tự do của dân tộc”.

Quốc hội và Cử tri

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ xem xét Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương mở ra không gian, động lực của một đô thị phát triển đa dạng
Quốc hội và Cử tri

Tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước trông đợi. Chia sẻ những kỳ vọng về kỳ họp quan trọng này, cử tri đều có chung mong muốn Quốc hội sẽ sáng suốt đưa ra được những quyết nghị đúng đắn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Học
Kinh tế

Thay đổi tư duy quản lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

“Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: "Xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, các đại biểu Quốc hội cần phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, góp ý toàn diện để bảo đảm luật cần ngắn gọn; “chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực”. Đây là điều chúng tôi rất tâm đắc, chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, Chủ tịch Hội Doanh nhân Đất võ Bình Định NGUYỄN VĂN HỌC tin tưởng.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Tất cả vì phát triển
Chính sách và cuộc sống

Tất cả vì phát triển

Hôm nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức khai mạc với rất nhiều điểm mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc - ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp diễn ra chiều 20.10.

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không một cuộc vận động chính trị nào có thể thành công, nếu không xây dựng thành công môi trường xã hội - chính trị tương dung và lôi cuốn toàn xã hội tham gia. Công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong kỷ nguyên mới càng đòi hỏi như vậy.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Vạn Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ngăn chặn nguy cơ một bộ phận ngư dân dừng đi biển

Hiện nay, nhiều tàu cá nằm bờ vì sản phẩm khai thác không đạt kích cỡ theo quy định, chỉ bán lẻ ra thị trường nội địa, giá sản phẩm giảm khoảng 30%, dẫn đến chuyến đi biển bị lỗ. Nguy cơ một bộ phận ngư dân miền Trung dừng đi biển, về lâu dài không chỉ gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cử tri Khánh Hòa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, chỉnh sửa Nghị định 37/2024/NĐ-CP phù hợp với thực tiễn.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Nữ doanh nhân Việt - thách thức và khát vọng

Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với hình ảnh tảo tần và kiên cường. Trong những năm gần đây, hình ảnh ấy đã được chuyển hóa mạnh mẽ khi ngày càng nhiều phụ nữ bước vào lĩnh vực kinh doanh, khẳng định bản lĩnh trên thương trường. Những nữ doanh nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc làm, sản phẩm và các hoạt động cộng đồng.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục tồn tại cũ!

Số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để, số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.