Chính sách an sinh xã hội trong Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều quy định mới, tiến bộ, thực tiễn

 Ts. Bùi Ngọc ThanhNguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Quốc hội vừa hoàn thành một công trình “tượng đài” đồ sộ: Luật Đất đai (sửa đổi). Đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Năm vừa qua: “Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV theo đúng Hiến pháp 2013, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, mà trực tiếp là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”.

Đất đai và cuộc sống

Đất đai có liên quan đến mọi thành viên sinh sống trong xã hội từ thuở lọt lòng cho đến khi “nhắm mắt, xuôi tay”. Quan hệ với đất ít nhất cũng là nơi ở, đất ở và nơi an nghỉ vĩnh hằng, nhưng quan trọng nhất vẫn là quá trình sinh sống, trưởng thành, đồng hành hoạt động cùng với đất, đặc biệt là đối với đông đảo những người sản xuất, kinh doanh trên đất. Chính sách đất đai gắn liền mật thiết với chính sách an sinh xã hội như hình với bóng. Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã quán triệt đầy đủ, trọn vẹn các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong các nhiệm vụ đó có các nhiệm vụ đối với hệ thống mạng lưới an sinh xã hội.

Chính sách an sinh xã hội trong Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều quy định mới, tiến bộ, thực tiễn -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Ảnh: Trí Dũng

Mạng lưới an sinh xã hội từ lâu đã được Nhà nước thiết kế theo nhiều tầng nấc, trong đó tầng nấc đầu tiên là chủ động phòng ngừa rủi ro, gồm những chính sách hỗ trợ người lao động chủ động tìm kiếm việc làm, tạo việc làm, có thu nhập và thu nhập ngày càng cao, tự lo toan được cuộc sống cho mình, cho gia đình mình, san sẻ được “gánh nặng” trợ cấp của Nhà nước và cộng đồng. Bởi vậy, Nghị quyết 18-NQ/TW đã chỉ rõ, “thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi”. Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã thể chế hóa trọn vẹn, đầy đủ, sâu sắc nội dung đặc biệt quan trọng này của Nghị quyết.

Nhữngquy định của Luật Đất đai (sửa đổi) về an sinh xã hội

Trước hết, Luật xác định rất rõ ràng nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tại Điều 91, Luật quy định 7 nguyên tắc, trong đó rất lưu ý 3 nguyên tắc đặc biệt quan trọng. Một là, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung của cộng đồng và vì sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hai là, mở rộng các trường hợp bồi thường, hỗ trợ để người có đất bị thu hồi rộng đường lựa chọn: bồi thường, hỗ trợ bằng loại đất cùng mục đích sử dụng; trường hợp muốn được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng;trường hợp có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Ba là, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất...

Sau khi xác định các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, Luật quy định các chính sách cụ thể. Theo đó, Luật quy định 3 khả năng bồi thường tại Điều 96: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, thì được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất bị thu hồi.Ở Điều này còn có quy định mới là, đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1.7.2004 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất đó không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì vẫn được bồi thường theo quy định của Chính phủ.

Tại Điều 108, Luật đã quy định 6 khoản hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, trong đó có hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Đó là những chính sách hỗ trợ kiến tạo cuộc sống tương lai bền vững của người có đất bị thu hồi. Điều này thể hiện sự quan tâm với trách nhiệm cao của Nhà nước đối với người bị thu hồi đất.

Riêng chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 109) rất thấu tình, đạt lý, căn cơ, chu đáo nhất so với tất cả các Luật Đất đai trước đây đã quy định. Bởi lẽ, Luật quy định có cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề; có quy định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với từng đối tượng được hỗ trợ; được tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm tại địa phương (phương án phải được lấy ý kiến những người có đất bị thu hồi và được lập, phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ). Các nhiệm vụ nói trên được Luật quy định cụ thể cho từ bộ “chủ quản” tới chính quyền địa phương từ cấp tỉnh tới cấp huyện. Cụ thể, về cơ chế, chính sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì soạn thảo trình Chính phủ quyết định. Về mức hỗ trợ cụ thể, UBND cấp tỉnh căn cứ cơ chế, chính sách của Chính phủ và điều kiện thực tế của tỉnh mà quyết định. Về việc lập và tổ chức thực hiện các phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

Điều 109 của Luật còn thể hiện đậm nét chính sách xã hội đối với các đối tượng thuộc chính sách xã hội: Hỗ trợ bằng tiền không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Trong đó, điểm b khoản 1 quy định “Cá nhân thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường và đã được bồi thường bằng tiền”.

Những quy định về tái định cư - sự sáng tạo từ thực tiễn

Thực ra, những quy định về tái định cư của Luật Đất đai (sửa đổi) lần này không chỉ khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các Luật Đất đai trước đây, mà còn là rút kinh nghiệm, khắc phục cơ bản những thiếu sót, khuyết điểm trong 30 năm (1960-1990) và một số năm tiếp theo về các công tác khai hoang xây dựng các vùng kinh tế mới; điều động lao động, dân cư, phân bố lại nguồn lao động trên địa bàn cả nươc; di dân theo luồng Bắc - Nam và thực tiễn tái định cư những năm vừa qua... Tổng kết hơn 30 năm các công tác nói trên đã rút ra những vấn đề cực kỳ quan trọng là, không thể đưa lao động, đưa người dân đến sinh sống lâu dài ở những nơi chưa có hạ tầng cơ sở sản xuất, đặc biệt là chưa có hệ thống hạ tầng cơ sở xã hội (con người không thể sinh sống ở những nơi không có chợ, nhà trẻ, trường học, điện, nước, trạm xá, đường sá; không có lưu thông hàng hóa, không có giao tiếp xã hội...).

Những quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) lần này về tái định cư có thể nói là sự sáng tạo từ thực tiễn, là sự đổi mới của đổi mới. Đó là, theo nguyên tắc “vì sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, địa phương...” được quy định tại Điều 91 nói trên thì nhất thiết phải bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu tái định cư. Do đó, tại Điều 110 Luật đã quy định khu tái định cư phải bảo đảm các điều kiện:

“a) Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đối với khu vực nông thôn, đạt tiêu chuẩn đô thị đối với khu vực đô thị, trong đó: đường giao thông bảo đảm kết nối với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường;

b) Hạ tầng xã hội: bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí, nghĩa trang;

c) Phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền”.

Riêng điều kiện thứ 3 (điểm c) là một yêu cầu rất cao trong điều kiện xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại trong thời đại công nghiệp 4.0.

Địa điểm tái định cư được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên:

- “Tại chỗ”, tức là tại địa bàn xã, phường, thị trấn, nơi có đất bị thu hồi;

- Tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất bị thu hồi (trong trường hợp tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi không còn đất để bố trí tái định cư tại chỗ);

- Tại địa bàn khác có điều kiện tương đương với trường hợp tại địa bàn quận, huyện, thị xã... nơi có đất bị thu hồi không còn đất để bố trí tái định cư.

Và, ở cả 3 trường hợp trên, phải ưu tiên lựa chọn khu đất có vị trí thuận lợi để hình thành khu tái định cư...

Với những quy định mới và tiến bộ như vậy, có thể khẳng định Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã phản ảnh đúng đắn tình hình thực tiễn; quy định thấu tình, đạt lý, được Nhân dân, cử tri phấn khởi đón nhận và gửi gắm lòng tin. Tin rằng, với sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước trong tổ chức thực thi khi Luật có hiệu lực thi hành, nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao, tích cực trong toàn xã hội nói chung và trong công tác an sinh xã hội nói riêng.

Quốc hội và Cử tri

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
Ý kiến đại biểu

Áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón là phù hợp

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh)

Trước hết, tôi xin đề nghị các đại biểu đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngày 18.6.2024 có bài về tăng năng lực cạnh tranh phân bón trong nước. Tại bài báo này, rất nhiều đại biểu ủng hộ việc áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón và nhiều ý kiến chứng minh điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp trong nước mà còn có lợi cho cả nông dân.