Chiến dịch Hồ Chí Minh - giữ trọn lời thề -0
Diễu hành trong Lễ thượng cờ thống nhất non sông do tỉnh Quảng Trị tổ chức Nguồn: Báo Nhân Dân

Chiến dịch Hồ Chí Minh - giữ trọn lời thề

----------------
Ts. Bùi Ngọc Thanh Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Trước khi bước vào chiến dịch Mùa Xuân 1975, tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa IV, ngày 24.12.1974, Quốc hội đã nhiệt liệt hoan nghênh khi Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt quân và dân miền Bắc tuyên bố: Ra sức củng cố quốc phòng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu chiến tranh mới của kẻ địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc, “làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng đối với đồng bào miền Nam ruột thịt...”.

"Trong lúc này, thời gian là lực lượng..."
_____

Với sự chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ càng, chu đáo cả tinh thần và lực lượng, chỉ trong thời gian ngắn 19 ngày, mở màn là cuộc tấn công giải phóng Buôn Ma Thuật 10.3, đến 19.3 giải phóng Huế và 29.3.1975 giải phóng Đà Nẵng.

Trước thời khắc giải phóng Đà Nẵng, trong bức điện của Bộ Chính trị lúc 18 giờ ngày 27.3.1975 gửi các đồng chí Năm Công và Hai Mạnh có đoạn: “… Trong lúc này, thời gian là lực lượng. Phải hành động hết sức táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay”(1). Đây cũng chính là phương châm hành động, tác chiến quan trọng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiến dịch Hồ Chí Minh - giữ trọn lời thề -0
Quân Giải phóng chuẩn bị lực lượng trước giờ tổng công kích vào Sài Gòn - Gia Định với tinh thần "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" (26/4/1975). Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Tình hình biến chuyển mau lẹ. Cuộc cách mạng miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt.

Sau khi ta giành được những thắng lợi to lớn và dồn dập, địch bị thất bại hết sức nặng nề và bất ngờ, chế độ ngụy đang đứng trước nguy cơ đổ nhanh chóng cả về quân sự và chính trị.

... Lúc này cần hành động hết sức kịp thời, kiên quyết và táo bạo. Trên thực tế, có thể coi chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu từ đây(2).

Đó là nội dung bức điện của Bộ Chính trị gửi các đồng chí lãnh đạo trực tiếp trên chiến trường Nam Bộ vào hồi 16h30 ngày 29.3.1975 (ngay sau khi Đà Nẵng vừa được giải phóng vài giờ). Đầu giờ chiều 1.4.1975, Bộ Chính trị tiếp tục điện cho hai đồng chí Năm Công và Hai Mạnh để bàn việc xúc tiến gấp Kế hoạch tổng tiến công nổi dậy ở Sài Gòn - Gia Định. Một trong những nhận định hết sức quan trọng của Bộ Chính trị lúc này là: Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, mà thời cơ để mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn - Gia Định đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu. Cách mạng đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Từ đó, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Phải tấn công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp. Tập trung lực lượng lớn hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc”(3).

Cùng với quyết định quyết tâm chiến lược, Bộ Chính trị đã vạch ra những nhiệm vụ, công việc rất cụ thể và chỉ đạo khẩn trương thực hiện:

Đó là, phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược (kết hợp tiến công và nổi dậy, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra); trên từng hướng và trong từng trận, phải tập trung lực lượng áp đảo, tiêu diệt gọn, làm tan rã nhanh quân địch, tận dụng thời cơ và thuận lợi mới mà dồn dập tiến công, phát triển thắng lợi. Gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng Tây Sài Gòn, chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4 và áp sát Sài Gòn. Đồng thời, nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng Đông và hướng Đông - Nam, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, bao vây, cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức sẵn sàng những đơn vị chủ lực được trang bị binh khí, kỹ thuật thật mạnh, để lúc thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm những mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm thành phố Sài Gòn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cần thúc đẩy các lực lượng quân sự, chính trị của ta hành động mạnh bạo, khẩn trương phát triển tiến công và nổi dậy, tiêu diệt chi khu và thiết lập quản lý, phá banh từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của địch, nhanh chóng mở rộng vùng giải phóng ở các khu vực trọng điểm.

Chiến dịch Hồ Chí Minh - giữ trọn lời thề -0
Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông được tổ chức long trọng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, ngày 30.4.2023

Để thực thi kịp thời phương hướng chiến lược nói trên thì phải vạch ngay kế hoạch hành động táo bạo với lực lượng sẵn có tại chiến trường miền Đông. Nhanh chóng chuyển Quân đoàn 3 cùng các binh khí, kỹ thuật từ Tây Nguyên xuống, đồng thời ra lệnh đưa Quân đoàn dự bị vào.

Vào lúc này, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy mặt trận Sài Gòn để tập trung thống nhất cao độ sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với chiến trường trọng điểm này.

Với những nhiệm vụ cơ bản đó, Bộ Chính trị chỉ đạo thực hiện sát sao từng ngày, từng giờ diễn biến của cuộc chiến.

11 giờ ngày 9.4.1975, Bộ Chính trị chỉ đạo kế hoạch tiến công Sài Gòn như sau: Từ lúc này đến khi tiến công lớn bắt đầu, cánh phía Tây và Tây - Nam cần đẩy mạnh hoạt động chia cắt đường số 4, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó làm cho chúng thêm rối loạn, hoang mang, khó phán đoán kế hoạch chiến dịch của ta, đồng thời ra lệnh cho các đội biệt động thâm nhập nội thành. Các lực lượng khác cần có hoạt động thích hợp để tạo điều kiện phối hợp với cuộc tổng tiến công lớn. Cần bảo đảm một khi đã phát động tiến công thì phải công kích thật mạnh và liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng; vừa tiến công ở ngoại vi, vừa nắm kịp thời cơ, thọc sâu vào trung tâm Sài Gòn từ nhiều hướng với những lực lượng đã chuẩn bị sẵn. Thực hiện từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra, tạo điều kiện cho đồng bào nổi dậy. Đó là phương án cơ bản và chắc chắn nhất. Trong tình hình hiện nay, thần tốc, táo bạo, bất ngờ là ở chỗ đó.

“Làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng đối với đồng bào miền Nam ruột thịt”
_____

“Điện của Bộ Chính trị(4)

 17h50 ngày 14.4.1975

Gửi: Anh Tám Thành, anh Bảy Cường, anh Tuấn,

Ngày 14.4.1975, Bộ Chính trị đã họp nghe Quân ủy Trung ương báo cáo về tình hình mặt trận Sài Gòn và các phương hướng, chủ trương mà các anh đã điện ra. Bộ Chính trị nhất trí với các phương hướng, chủ trương ấy. Mong các anh tranh thủ thời gian chuẩn bị thật tốt để giành thắng lợi to lớn. Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Chúc các anh khỏe.

BA”

Chiến dịch Hồ Chí Minh - giữ trọn lời thề -0
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh Ảnh Tư liệu

Hồi 15h30 ngày 22.4.1975, Bộ Chính trị điện tiếp cho các đồng chí lãnh đạo mặt trận Sài Gòn bức điện có nội dung nắm vững thời cơ, kịp thời phát động tổng tiến công kết hợp với nổi dậy của quần chúng Sài Gòn - Gia Định. Nội dung chính của bức điện như sau:

Tiếp theo những thất bại dồn dập, gần đây địch lại mất Phan Rang và buộc phải rút chạy khỏi Xuân Lộc. Chúng không những đã phát hiện lực lượng lớn của ta ở cánh ven biển hướng Đông, mà còn phát hiện lực lượng lớn của ta ở hướng lộ 4 và Tây - Nam Sài Gòn, phần nào phát hiện lực lượng lớn của ta ở hướng Bắc. Trước nguy cơ bị bao vây, tiêu diệt, chúng đã vội vã điều chỉnh bố trí lực lượng. Thế bố trí mới không thể hiện rõ ý đồ cố thủ Sài Gòn, mà để lộ ý định giữ cho được hành lang đường số 4 từ Sài Gòn đến Cần Thơ. Đêm qua dưới áp lực của Mỹ và bọn tướng tá, Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức. Để làm chậm cuộc tiến công của ta vào Sài Gòn, Mỹ - ngụy đã lập chính phủ mới, đưa ra với ta đề nghị ngừng bắn, đi đến một giải pháp chính trị, hòng cứu vãn tình thế thất bại hoàn toàn của chúng.

Tất cả tình hình nói trên đang gây rối loạn lớn trong ngụy quân, ngụy quyền. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân có thể có bước phát triển mới. Thời cơ để mở cuộc tổng tiến công về quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày để kịp thời phát động tiến công. Hành động trong lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nếu để chậm sẽ không có lợi cả về quân sự và chính trị. Mệnh lệnh ngay cho các hướng hành động kịp thời, đồng thời chỉ thị cho Khu ủy Sài Gòn - Gia Định sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy kết hợp với các cuộc tiến công của quân đội. Sự hợp đồng giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ là thực hiện trong quá trình hành động.

Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định giành toàn thắng.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, sau khi đã hoàn thành công tác chuẩn bị, tập trung một lực lượng và phương tiện chiến đấu đủ lớn theo yêu cầu của chiến dịch trong thời gian ngắn nhất tại các vùng ven, kế cận Sài Gòn, chiều 26.4.1975, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch. Từ 5 hướng các Quân đoàn đồng loạt tiến công vào Sài Gòn. Từ 26 - 28.4 quân ta chọc thủng phòng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự phản kháng của các sư đoàn địch và tiếp cận, áp sát Sài Gòn. Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28.4 các cánh quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các viên tướng chỉ huy nữa...

Chiến dịch Hồ Chí Minh - giữ trọn lời thề -0
Xe tăng của Lữ đoàn tăng - thiết giáp 203, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu

Vào 10h ngày 29.4.1975, Bộ Chính trị điện gửi các đồng chí lãnh đạo mặt trận Sài Gòn với nội dung:

Gửi: Anh Sáu, anh Bảy, anh Tuấn, anh Tư,

Đồng điện anh Tấn,

Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương chỉ thị:

1. Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng.

2. Công bố đặt thành phố Sài Gòn - Gia Định dưới quyền của Ủy ban quân quản do tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch.

3. Sẽ có điện tiếp, nhận được điện trả lời ngay.

BA”(5)

Ngày 29.4 quân ta liên tục tiến công. Các binh đoàn bộ đội hợp thành tiến công trong hành tiến, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích; nhằm thẳng các mục tiêu đã được phân công.

Sáng 30.4, trong thế thua đã rõ ràng, địch xin ngừng bắn; với khí thế vũ bão quân ta vẫn kiên quyết tiến công. Các Quân đoàn nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu. Quân ta đã tiêu diệt Quân đoàn 3 và toàn bộ các lực lượng tăng cường của địch, diệt và làm tan rã Quân đoàn 4 cùng tất cả các lực lượng quân địch còn lại trên chiến trường. Đúng 11h30, xe tăng quân giải phóng đã hùng dũng tiến vào dinh Độc Lập, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cờ Giải phóng tung bay trên đỉnh dinh, Sài Gòn - Gia Định đã hoàn toàn được giải phóng.

Thắng lợi to lớn và trọn vẹn cho thấy, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị là cực kỳ chuẩn xác và tối ưu, “Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay”. Với nghệ thuật và kỹ năng chiến đấu của quân giải phóng, Chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ từ chiều 26.4 đến trưa 30.4 đã hoàn tất. Đây là đòn quyết định tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ ngụy quân, đập tan hoàn toàn bộ máy ngụy quyền.

Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân ta thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”; thực thi hoàn hảo, trọn vẹn lời thềlàm tròn nghĩa vụ thiêng liêng đối với đồng bào miền Nam ruột thịt - giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, bảo tồn toàn vẹn non sông, bờ cõi, lãnh thổ quốc gia muôn vàn yêu quý.

______

(*) Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập I (1971-1976), trang 690.

(1), (2), (3), (4) Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36, các trang 89, 91, 95-96, 109.

(5) Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb Sự Thật, HN 1985, trang 394.

Quốc hội và Cử tri

Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 của Đoàn ĐBQH Quảng Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nỗ lực sáng tạo vì sự phát triển của đất nước, của địa phương

Trong năm 2025 - năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, năm cuối thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai là tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích cực hơn đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng Đoàn đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động huyện Khoái Châu. Cùng dự có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đào Hồng Vận.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng
Quốc hội và Cử tri

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã đi thăm, tặng quà Tết cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực. Đi cùng đoàn có: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; lãnh đạo Vụ Tư pháp; Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện.

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông tại xã Định Mỹ, huyện Huệ Đức, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ chăm ngoan, học giỏi, lớn lên, là một thanh niên yêu nước và ý thức dân tộc cao, có nhiều hoạt động phản kháng những bất công dưới chế độ thực dân Pháp, ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.