Những ánh sao khuê

Chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng

NGUYỄN TÚC- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh ngày 1.10.1876 trong một gia đình nho học ở Thăng Bình, Tiên Cảnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - địa phương có truyền thống yêu nước và hiếu học. Năm 1900, Cụ đỗ đầu kỳ thi Hương và đến năm 1904 lại đỗ đầu kỳ thi Hội. Học giỏi, đỗ cao, sớm nổi tiếng, nhưng Huỳnh Thúc Kháng không ra làm quan, bởi lẽ nước đã mất, triều đình đã một bề khuất phục giặc ngoại xâm.

Trong không khí sôi động của phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống ách thống trị và áp bức của thực dân, phong kiến, Huỳnh Thúc Kháng đã gặp gỡ những người bạn đồng chí hướng như: Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp và bộ ba đó đã trở thành linh hồn của phong trào yêu nước sôi nổi thấm đượm tư tưởng "duy tân" mà đỉnh cao là phong trào chống thuế của nông dân nghèo ở các tỉnh miền Trung. Lo sợ trước sức mạnh của quần chúng nông dân, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, hành hình Trần Quý Cáp, đày Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng ra Côn Đảo. 13 năm sau (1908 - 1921) Cụ Huỳnh mới được trở về đất liền.

Năm 1925, lịch sử đất nước và dân tộc ta đã chứng kiến những biến động mang tính bước ngoặt. Một trong những biến động đó là Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện ở Quảng Châu và Người đứng ra thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay.

Cũng vào thời điểm đầy thử thách đó, Huỳnh Thúc Kháng bước vào chính trường với hy vọng, bằng những hoạt động công khai trong khuôn khổ luật pháp của chế độ thuộc địa, mưu giành quyền dân chủ cho các tầng lớp nhân dân. Cụ đã tham gia cuộc vận động bầu Viện Dân biểu Trung Kỳ và đắc cử, được bầu làm Viện trưởng. Nhưng khi Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ đưa ra những thỉnh cầu nhằm sửa đổi một số điều luật nhằm giảm thuế rượu, thuế muối, phổ cập chữ quốc ngữ…, thì bị chính quyền thực dân thẳng thừng bác bỏ. Từ đây, đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa Cụ với tên khâm sứ Trung Kỳ. Sau cuộc tranh luận đó, Cụ tuyên bố từ chức Viện trưởng.

Rời bỏ chính trường, Huỳnh Thúc Kháng tập hợp những người tiến bộ để thành lập tờ báo “Tiếng dân” - xuất bản tại Huế, lấy tờ báo làm diễn đàn nhằm tiếp tục đấu tranh đòi quyền dân chủ.

Huỳnh Thúc Kháng là nhà hoạt động chính trị đầy nhiệt huyết. Vì vậy, khi Cách mạng tháng Tám thành công, mặc dầu tuổi đã cao nhưng khi biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc nên theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ đã ra Thủ đô với ý định “chỉ muốn ra gặp Cụ Hồ để bày tỏ một vài ý kiến”. Nhưng chỉ sau cuộc gặp mặt đầu tiên này, cụ Huỳnh đã hoàn toàn bị thuyết phục và ở lại Thủ đô để cộng tác với Nhà nước cách mạng “phần vì uy tín của Cụ Hồ, mà phần quan trọng hơn là đường lối chính trị và đại nghĩa dân tộc mà Người đã đề ra” như cụ Huỳnh đã từng phát biểu.

Trong bối cảnh "thù trong giặc ngoài", đất nước bị bao vây bốn phía, nền độc lập mới giành được khá mong manh, việc cụ Huỳnh nhận lời tham gia chính quyền cách mạng đã góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, cổ vũ động viên các sĩ phu yêu nước, những bậc hiền tài của quốc gia, các tầng lớp nhân dân cùng chính quyền cách mạng đập tan âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.

Buổi ra mắt Quốc hội và nhận trọng trách Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã trân trọng giới thiệu cụ Huỳnh Thúc Kháng là “một người đạo đức, danh tiếng mà toàn thể quốc dân ai cũng biết”.

Ngày 29.5.1946, để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân với yêu cầu: “Đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc” nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ thành quả cách mạng, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập và cụ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những sáng lập viên được bầu làm Hội trưởng và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Hội trưởng danh dự.

Tháng 6.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, Bác Hồ ký Sắc lệnh số 82 ngày 29.5.1946 ủy nhiệm cụ Huỳnh làm Quyền Chủ tịch nước trong thời gian Người đi vắng. Trước khi đi Pháp, Bác Hồ mời cụ Huỳnh đến để bàn giao công việc. Theo Hồi ký của nhà thơ Huy Cận lúc đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bác Hồ căn dặn cụ Huỳnh: “Trong lúc tôi vắng nhà, nếu có khó khăn, bất trắc xảy ra, cụ cứ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Không phụ lòng tin của Bác Hồ, giữ vững phương châm hành động “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, cụ Huỳnh đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ Quyền Chủ tịch nước trong suốt 4 tháng được giao.

Ngày 23.10.1946, khi từ Pháp về, trong Lời tuyên bố với Quốc dân, Bác Hồ cảm ơn mọi người, mà trước hết là cụ Huỳnh: “Trong lúc tôi đi vắng, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Cụ Huỳnh - Quyền Chủ tịch, sự sẵn sàng giúp đỡ của Quốc hội, sự ra sức gánh vác của Chính phủ, sự đồng tâm hiệp lực của Quốc dân, mà giải quyết được nhiều việc khó khăn, công việc kiến thiết cũng tiến bộ”. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng Quyền Chủ tịch nước có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã mang hết nhiệt tâm, cương quyết đấu tranh để giữ vững chủ quyền, độc lập trước ngoại bang và bảo đảm ổn định chính trị của đất nước trong lúc Bác Hồ đi vắng, mà sự kiện nổi bật là ngăn chặn và đập tan âm mưu khiêu khích, phá hoại của các thế lực phản động trong vụ Ôn Như Hầu.

Tháng 11.1946 trước nguy cơ chiến tranh đến rất gần, Quốc hội giao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm vụ cải tổ Chính phủ cho phù hợp với điều kiện kháng chiến. Cụ Huỳnh lấy lý do tuổi cao, sức yếu nên đã cố từ. Nhưng như Bác Hồ đã báo cáo trước Quốc hội ngày 3.11.1946: “Cụ Huỳnh vì tuổi già, sức yếu mà cố từ, nhưng vì tôi lấy đại nghĩa mà lưu cụ, cụ cũng gắng ở lại”.

Toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Bác Hồ cử cụ Huỳnh thay mặt Chính phủ cùng ông Tôn Quang Phiệt thay mặt Ban Thường trực Quốc hội đi kinh lý các tỉnh miền Trung, thăm hỏi, động viên đồng bào và kiểm tra việc chuẩn bị của các chính quyền địa phương cho việc sẵn sàng “Toàn quốc kháng chiến”. Trên đường đi công tác, cụ Huỳnh lâm bệnh nặng và mất tại Quảng Ngãi ngày 21.4.1947, hưởng thọ 71 tuổi.

Nhân dân cả nước đau buồn trước sự mất mát to lớn của dân tộc giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở vào giai đoạn hết sức gay go và quyết liệt. Trong bức thư gửi toàn thể đồng bào, Hồ Chủ tịch viết: “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo, mười mấy năm trường gian nan cực khổ. Nhưng lòng son, dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ Huỳnh chắc chắn không sờn lại thêm kiên quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không nản chí, oai vũ không làm sờn gan”.

Cả đời cụ Huỳnh không màng danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.

Và Bác Hồ kêu gọi toàn dân “Theo gương dũng cảm, nối chí quật cường của Cụ để “hoàn thành sự nghiệp cứu nước, cứu dân mà cụ đã ra sức đeo đuổi suốt đời”.

Quốc hội và Cử tri

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ xem xét Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương mở ra không gian, động lực của một đô thị phát triển đa dạng
Quốc hội và Cử tri

Tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước trông đợi. Chia sẻ những kỳ vọng về kỳ họp quan trọng này, cử tri đều có chung mong muốn Quốc hội sẽ sáng suốt đưa ra được những quyết nghị đúng đắn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Học
Kinh tế

Thay đổi tư duy quản lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

“Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: "Xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, các đại biểu Quốc hội cần phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, góp ý toàn diện để bảo đảm luật cần ngắn gọn; “chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực”. Đây là điều chúng tôi rất tâm đắc, chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, Chủ tịch Hội Doanh nhân Đất võ Bình Định NGUYỄN VĂN HỌC tin tưởng.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Tất cả vì phát triển
Chính sách và cuộc sống

Tất cả vì phát triển

Hôm nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức khai mạc với rất nhiều điểm mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc - ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp diễn ra chiều 20.10.

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không một cuộc vận động chính trị nào có thể thành công, nếu không xây dựng thành công môi trường xã hội - chính trị tương dung và lôi cuốn toàn xã hội tham gia. Công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong kỷ nguyên mới càng đòi hỏi như vậy.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Vạn Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ngăn chặn nguy cơ một bộ phận ngư dân dừng đi biển

Hiện nay, nhiều tàu cá nằm bờ vì sản phẩm khai thác không đạt kích cỡ theo quy định, chỉ bán lẻ ra thị trường nội địa, giá sản phẩm giảm khoảng 30%, dẫn đến chuyến đi biển bị lỗ. Nguy cơ một bộ phận ngư dân miền Trung dừng đi biển, về lâu dài không chỉ gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cử tri Khánh Hòa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, chỉnh sửa Nghị định 37/2024/NĐ-CP phù hợp với thực tiễn.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Nữ doanh nhân Việt - thách thức và khát vọng

Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với hình ảnh tảo tần và kiên cường. Trong những năm gần đây, hình ảnh ấy đã được chuyển hóa mạnh mẽ khi ngày càng nhiều phụ nữ bước vào lĩnh vực kinh doanh, khẳng định bản lĩnh trên thương trường. Những nữ doanh nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc làm, sản phẩm và các hoạt động cộng đồng.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục tồn tại cũ!

Số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để, số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.