Cơ hội để văn hóa phát triển xứng tầm

Bài 2: Lựa chọn trọng tâm, tạo đột phá

Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 nhận được sự quan tâm lớn của cử tri, nhân dân cả nước; tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực rất rộng và rất khó, đòi hỏi cách tiếp cận đúng đắn, giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết, tạo đột phá cho văn hóa phát triển.

“Mỗi lĩnh vực một ít, sẽ không hiệu quả”

Một trong những điểm trừ của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện là ôm đồm và dàn trải, xác định quá nhiều nhiệm vụ trong một khoảng thời gian không dài. Thế nhưng, với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, “cảm giác đầu tiên của tôi là vẫn ôm đồm và dàn trải”, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nhận xét. “10 nội dung thành phần, mỗi nội dung này lại có các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể (153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết - PV), trong khi thời gian thực hiện Chương trình chỉ 10 năm, thì quá cồng kềnh và đồ sộ”.

“Chương trình mục tiêu quốc gia nên tập trung vào những việc trọng điểm, tầm cỡ, tạo bước đột phá, điểm nhấn hoặc những việc cần phải khắc phục mà lâu nay nếu làm theo phương pháp bình thường không làm nổi”. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị rà soát theo hướng xác định khâu trọng yếu cần tập trung để đầu tư phát triển. “Như thế mới chính xác là chương trình mục tiêu quốc gia.Nếu như chúng ta đầu tư dàn trải như thế này, mỗi địa phương một ít, mỗi lĩnh vực một ít, thì tôi nghĩ không hiệu quả. Không nhất thiết phải rải đều mọi lĩnh vực, mọi địa phương. Chúng ta vẫn chưa khắc phục được tư duy này khi quyết định đầu tư một lĩnh vực nào đó”.

Nhiều ý kiến đề nghị Chương trình xác định một số mục tiêu lớn, không nên đưa con số tuyệt đối hóa trong mục tiêu mà chỉ mang tính định hướng, mang tầm chiến lược. Đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác thực trạng, nhu cầu để có cơ sở xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư; tính toán khả năng, mức độ đáp ứng của các nguồn vốn; tính khả thi, hiệu quả của các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, sản phẩm của Chương trình. Nhiều mục tiêu cụ thể cao nhưng hoạt động hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào người thụ hưởng. Như xã có trung tâm thể thao hoành tráng nhưng cả năm không tổ chức sự kiện nào; nhà thi đấu đa năng không ai sử dụng vì người dân chủ yếu chơi bóng chuyền hơi…

Bài 2: Lựa chọn trọng tâm, tạo đột phá -0
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa được kỳ vọng sẽ đánh thức được hệ giá trị Việt

“Các chỉ tiêu đó cũng phải được đặt trong một hệ thống tổng thể, đồng bộ với nhau”. Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân lấy ví dụ chỉ tiêu 80% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học âm nhạc, mỹ thuật, nghệ thuật, trong bối cảnh hiện nay nhiều địa phương không có đủ giáo viên dạy các môn học này, nếu “chúng ta đạt được mục tiêu về phòng học nhưng lại không đạt được mục tiêu về giáo viên thì cũng không ý nghĩa”.

Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, vì đây là chương trình mục tiêu quốc gia, nên cần xác định cái gì Nhà nước làm, cái gì xã hội làm, để tạo được cú hích. “Với tư cách là chương trình mục tiêu quốc gia đang ở thời điểm lịch sử, cần vận dụng kinh tế thị trường, khai thác lực lượng ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, phải đặt ra những nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng nhất, xác định trọng tâm, trọng điểm, định lượng kết hợp định tính, bằng nhận thức tư duy khoa học về văn hóa”. 

Tập trung cho những vấn đề lớn, cấp bách

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, nên tập trung cho những nội dung đang chưa thực sự phát triển và cũng chưa thực sự được đầu tư đúng mức, như văn học nghệ thuật; công nghiệp văn hóa; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là những di sản có nguy cơ mai một và có chế độ cho nghệ nhân; đào tạo các bộ môn nghệ thuật truyền thống. “Tôi nghĩ đây là những vấn đề chúng ta phải quan tâm đầu tư trước mắt khi xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Những nội dung lẫn với chi thường xuyên và trùng lặp với các nội dung đã có ở những chương trình mục tiêu khác thì không nhất thiết phải đưa vào”.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng thì mong muốn Chương trình “hết sức chú trọng tới đời sống tinh thần của nhân dân”. Cùng với hạ tầng, thiết chế, phải đặc biệt quan tâm tới những giá trị vô hình nhưng tác động rất lớn tới con người, đó là hệ giá trị Việt cũng như chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. “Với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhìn chung nhiều địa phương đã có khởi sắc, nhưng thiếu chiều sâu văn hóa. Trong quan niệm vẫn muốn có trụ sở to hơn, bê tông hóa nhiều hơn, chứ chưa chú trọng đánh thức những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người. Chính vì vậy, tôi nghĩ Chương trình này phải đánh thức được giá trị Việt và bảo tồn được các di tích, danh thắng đang hàng ngày, hàng giờ bị xâm hại”.

Rút kinh nghiệm từ các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, “mục tiêu thì lớn, chỉ tiêu thì cao, nhiệm vụ thì nhiều nhưng kinh phí thì ít”, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) cho rằng, nên lựa chọn làm một số nội dung cốt lõi mang tính dẫn dắt của từng khu vực, vùng miền. “Mỗi vùng miền có đặc trưng văn hóa khác nhau, chúng ta phải thiết kế nội dung làm nền tảng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của vùng miền đó”. 

Theo PGS.TS. Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, “nguồn nhân lực cần đưa lên đầu tiên”. PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng cũng kiến nghị có chính sách đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về văn hóa, như đầu tư cho các trường văn hóa, xây dựng trường đại học về công nghiệp văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh…

Chương trình mục tiêu quốc gia là chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách, không thay thế các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển văn hóa. Nhấn mạnh quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phải được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ các nội dung cần ưu tiên, nhằm tạo ra các đột phá trong phát triển văn hóa. “Trong đó chú ý các nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong bảo tồn, phát triển văn hóa, phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các nhiệm vụ mà Nhà nước cần đầu tư để dẫn dắt, định hướng, chi phối, tạo ra nền tảng để thu hút toàn xã hội tham gia phát triển văn hóa; hỗ trợ các khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn”.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.

Hà Tĩnh: Tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Chiều 12.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đậu Tùng Lâm chủ trì hội nghị.