Sửa sang đạo đức đảng viên, cán bộ với tầm nhìn Liêm chính Hồ Chí Minh

Bài 1: Liêm chính - một trong những nhân tố căn bản vun đắp lòng Dân

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Toà soạn: Tiếp tục công cuộc đổi mới, kiên định xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay, trong rất nhiều trọng sự, vấn đề liêm chính và giữ gìn liêm chính đối với đảng viên, cán bộ và bộ máy của hệ thống chính trị, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những công việc cấp bách và mang tầm chiến lược của Đảng và dân tộc ta. 

Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê - nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: Sửa sang đạo đức đảng viên, cán bộ, với tầm nhìn Liêm, Chính Hồ Chí Minh.

Có thể nói, sự thành bại của công cuộc đổi mới, sự thịnh suy của quốc gia tùy thuộc vào việc xử lý thống nhất và đồng bộ hay không vấn đề liêm chính và bất liêm chính của xã hội, trước hết của đội ngũ đảng viên, cán bộ và bộ máy của hệ thống chính trị. 

Bởi, mọi người không Liêm, Chính, phong hóa sẽ suy đồi, đạo lý sẽ bại hoại, xã hội sẽ rối ren và tất hỗn loạn. Bởi, “kỷ cương phép nước” lệch lạc hay ngay ngắn, vững vàng hay ngả nghiêng một phần căn bản phụ thuộc trước hết và quan trọng vào sự Liêm, Chính của những người nắm trọng sự quốc gia ở tất cả các cấp, trên mọi lĩnh vực. Nó là một trong những nhân tố căn bản vun đắp lòng Dân và bảo đảm sự vững vàng của bộ máy thể chế và an nguy của quốc gia.  

Toàn bộ điều đó đang là khó khăn to lớn, nhiệm vụ nặng nề nhưng rất quan trọng của các thành viên trong hệ thống chính trị, trước hết là Đảng và Nhà nước, tiếp tục bảo đảm sự thành công đối với công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2030 và xa hơn.

Liêm - cái gốc để làm người, làm đảng viên, cán bộ

Sự phát triển của lịch sử mấy nghìn năm nước nhà, nhất là 40 năm đổi mới vừa qua cho thấy, cùng với Nhân, Nghĩa, thì Liêm, Chính hợp thành 4 đầu dây làm nên rường mối kỷ cương của đất nước. 

Trong 79 năm lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, kinh nghiệm lịch sử xác tín, sau khi có đường lối chính trị đúng, nhân tố quyết định thành bại tùy thuộc vào đội ngũ đảng viên, cán bộ, trước hết là những người giữ vị trí trọng trách ở tất cả các cấp của hệ thống chính trị. 

Trước thách thức mới, trong bối cảnh hiện nay, trên phương diện vô cùng quan trọng nhưng rất khó khăn này, giữ gìn và phát huy Liêm, Chính là vấn đề chính yếu lay động tới sinh mệnh mỗi cá nhân, ảnh hưởng tới từng bộ máy và lan rộng khắp toàn xã hội; là nhân tố quyết định sức mạnh và uy tín của đội ngũ đảng viên, cán bộ và hệ thống chính trị. Có thể nói, sức mạnh của thể chế tất cả phụ thuộc căn bản vào con người, trước hết là sự Liêm, Chính của đội ngũ đảng viên, cán bộ.

Bài 1: Liêm chính - một trong những nhân tố căn bản vun đắp lòng Dân -0
Chủ tịch Hồ Chí Minh lao động tăng gia sản xuất cùng cán bộ, chiến sĩ bảo vệ. Ảnh tư liệu

Hơn 94 năm qua, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc trước hết và sau cùng, luôn chăm lo xây dựng và rèn đúc hệ giá trị đạo đức hành động và hành động đạo đức theo những chuẩn mực đạo đức cách mạng phát triển trên nền móng của đạo đức truyền thống. Kế thừa đạo đức dân tộc, Người phát triển và xác định “đạo đức cách mạng phải gồm 5 điều sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm”(1) hoặc “gồm 5 điều: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm”(2); đồng thời Người luôn nói về 4 nhân tố: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Dù dưới góc độ nào, dẫu là 4 đức hay 5 điều về đạo đức của đảng viên, cán bộ, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liêm là một hằng số, chiếm vị trí đặc biệt. 

Liêm là “không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”(3); “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình”(4). Nghĩa là, trong sạch, liêm khiết, thanh liêm. Mặt khác, Người chỉ rõ tương phản - “bất liêm”: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm”; “công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp”.  

Chính trị là “chính giả chính dã” - chính trị là sự ngay thẳng, trung trực. Nghĩa là, người có đức Chính là người chính trực, đúng mực, công tâm, họ luôn hành động theo lẽ phải, kiên quyết bảo vệ lẽ phải. Do đó, cùng với Liêm, Người nhấn mạnh: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”(7), “là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh”(8). Người cho rằng: “Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng phải Chính mới là người hoàn toàn”.

Người Liêm thì không tham lam nên công minh chính đại. Vì không tham lam, ở đâu và lúc nào người có đức Liêm cũng quang minh lỗi lạc. Đặc biệt, họ là người có liêm sỉ, mà thiếu liêm sỉ thì không ra dáng con người được. Họ tự tỏa sáng, tự có sức hấp dẫn nên không những có vị thế trong lòng tha nhân mà còn được kính nể và được tôn vinh trong cộng đồng. Là đảng viên, cán bộ, vô hình họ vun đắp lòng tin của Nhân dân với Đảng, Chính phủ và chế độ’ - công việc hiện nay khó “như bắc dây leo trời”(10). Rộng hơn, họ là nhân tố giúp cho dân tộc ta “giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh và tiến bộ”(11).  

Ngược lại thế, là bất Liêm. Kẻ bất Liêm thì tham tiền, sẽ manh tâm đục khoét của Dân, trộm cắp, đục khoét của công... Kẻ bất Liêm cũng tham danh vọng, địa vị nên cả gan thường mua bán danh vị, thậm chí cả “đạo vị” (ăn cắp chức vụ), nịnh trên, nạt dưới, dìm người giỏi, gièm pha người tiết tháo… Kẻ bất Liêm vốn tham nhàn nên họ ngại khó, sợ khổ, tránh việc, tranh công đổ tội khi có tội... Kẻ bất Liêm thường tham sinh ý tử nên thường hèn nhát, gặp giặc thì thoái lui, thấy việc nghĩa thường ngoảnh mặt… Kẻ bất Liêm thường là kẻ vô liêm sỉ, không xứng đáng là con người. Liêm là cái Gốc để làm người, làm đảng viên, cán bộ.

Cần, Kiệm và cùng Liêm là gốc rễ của Chính

Đến lượt Chính, đó là sự ngay thẳng, trung trực, dũng cảm; là sự đối lập như nước với lửa cái sai trái, cái xấu xa. Liêm là nhân tố để phân định việc chính và tà và người thiện và người ác. Đây là nhân tố đầy đủ nhất của nhân cách con người. Cần, Kiệm và cùng Liêm là gốc rễ của Chính. Có Liêm mới có thể Chính. Nhưng, dù có đủ Cần, Kiệm, Liêm mà vẫn chưa chắc có Chính. Nghĩa là, Chính là sự hiển hiện, chi phối mọi việc, liên quan tới mọi người. 

Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khắc sâu các mối quan hệ làm nên đức Chính: Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn cầu thị tiến bộ, luôn tự phê bình và lắng nghe phê bình để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân; đối với người, thì yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; và, đối với việc, phải để việc công, lợi chung lên trước việc tư, lợi tư, giữ cương vị phụ trách thì quyết làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh, mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, cho Dân… 

Kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9.5.2024, Bộ Chính trị khóa XIII ra Quy định số 144-QĐ/TW về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, một lần nữa khắc sâu: “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” và định chế thực thi về Liêm, Chính: Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu; chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”; trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.

Liêm, Chính là những nhân tố để con người vươn tới sự hoàn thiện đạo đức hành động và hành động đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhủ: Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hòa, “chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm”(12), tức là mọi người đều phải trong sạch, không tham lam, tu tâm, dưỡng tính và không ngừng hoàn thiện về nhân cách, góp phần xây nên xã hội tốt tươi, làm vẻ vang giống nòi và dân tộc.

Đối với đảng viên, cán bộ, Người yêu cầu: “những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”(13). Khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố xây dựng một nền chính trị liêm khiết: “Chính phủ sau đây phải là một chính phủ liêm khiết”(14). Nếu chính trị là “Thanh khiết từ to đến nhỏ”, với tư cách là Đảng lãnh đạo, cầm quyền thì mỗi đảng viên, cán bộ phải giữ gìn đức Liêm, Chính. Đến lượt những người đứng đầu tổ chức Đảng các cấp phải là tấm gương thực hành Liêm, Chính. 

Kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9.5.2024, Bộ Chính trị khóa XIII ra Quy định số 144-QĐ/TW về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, một lần nữa khắc sâu: “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” và định chế thực thi về Liêm, Chính: Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu; chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”; trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. 

Trái thế, không dẫn dắt được ai và buộc phải rời địa vị chính trị của mình, dù đảng viên, cán bộ đó là ai và dù ở bất cứ ở cấp nào.  

---------

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 259.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 291.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.19, tr. 145

(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 292.

(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 126.

(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 127.

(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 129

(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr. 145.

(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 129.

(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 240.

(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 128.

(12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 126.

(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 123.

(14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 478.

(15) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 75.

Quốc hội và Cử tri

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ xem xét Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương mở ra không gian, động lực của một đô thị phát triển đa dạng
Quốc hội và Cử tri

Tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước trông đợi. Chia sẻ những kỳ vọng về kỳ họp quan trọng này, cử tri đều có chung mong muốn Quốc hội sẽ sáng suốt đưa ra được những quyết nghị đúng đắn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Học
Kinh tế

Thay đổi tư duy quản lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

“Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: "Xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, các đại biểu Quốc hội cần phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, góp ý toàn diện để bảo đảm luật cần ngắn gọn; “chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực”. Đây là điều chúng tôi rất tâm đắc, chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, Chủ tịch Hội Doanh nhân Đất võ Bình Định NGUYỄN VĂN HỌC tin tưởng.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Tất cả vì phát triển
Chính sách và cuộc sống

Tất cả vì phát triển

Hôm nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã chính thức khai mạc với rất nhiều điểm mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc - ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp diễn ra chiều 20.10.

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không một cuộc vận động chính trị nào có thể thành công, nếu không xây dựng thành công môi trường xã hội - chính trị tương dung và lôi cuốn toàn xã hội tham gia. Công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong kỷ nguyên mới càng đòi hỏi như vậy.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Vạn Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ngăn chặn nguy cơ một bộ phận ngư dân dừng đi biển

Hiện nay, nhiều tàu cá nằm bờ vì sản phẩm khai thác không đạt kích cỡ theo quy định, chỉ bán lẻ ra thị trường nội địa, giá sản phẩm giảm khoảng 30%, dẫn đến chuyến đi biển bị lỗ. Nguy cơ một bộ phận ngư dân miền Trung dừng đi biển, về lâu dài không chỉ gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cử tri Khánh Hòa kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, chỉnh sửa Nghị định 37/2024/NĐ-CP phù hợp với thực tiễn.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Nữ doanh nhân Việt - thách thức và khát vọng

Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với hình ảnh tảo tần và kiên cường. Trong những năm gần đây, hình ảnh ấy đã được chuyển hóa mạnh mẽ khi ngày càng nhiều phụ nữ bước vào lĩnh vực kinh doanh, khẳng định bản lĩnh trên thương trường. Những nữ doanh nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị mới cho xã hội thông qua việc làm, sản phẩm và các hoạt động cộng đồng.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục tồn tại cũ!

Số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để, số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.