Giải bài toán phát triển năng lượng bền vững trong tình hình mới

Bài 1: Bảo đảm an ninh năng lượng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng

Lời Tòa soạn: Chuyển đổi năng lượng là công cuộc mang tính toàn cầu, không quốc gia nào có thể đứng ngoài. Trong đó, với nhũng quốc gia đang phát triển như Việt Nam, làm thế nào để giải quyết bài toán phát triển năng lượng bền vững là bài toán không đơn giản. Với tinh thần chủ động, giám sát để kiến tạo sự phát triển trong lĩnh vực này, trong năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”. Qua giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ những bất cập, điểm nghẽn trong quản lý năng lượng, những rào cản trong chuyển dịch năng lượng bền vững và đề xuất hệ thống giải pháp cả trước mắt cũng như trong dài hạn để giải bài toán phát triển năng lượng bền vững trong tình hình mới. 

Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài góp phần làm rõ hơn về vấn đề này. 

Bài 1: Bảo đảm an ninh năng lượng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng -0
Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải

Trong giai đoạn 2016 - 2021, ngành năng lượng nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các khâu khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối nhiên liệu và điện lực cơ bản đã đáp ứng đủ cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, nâng cao đời sống người dân.

Hành lang pháp lý ngày hoàn thiện

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hướng tới phát triển bền vững đất nước, nhiều văn kiện của Đảng liên quan đến đường lối, chủ trương nhằm định hướng, thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng và đáp ứng đồng bộ các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước đã được ban hành.

Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển năng lượng đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện, trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 18-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa XI về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chủ trương lớn khác có liên quan của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, Nghị quyết số 55 - NQ/TW ngày 11.2.2020 đã khẳng định: “Năng lượng phải đi trước một bước”. Quan điểm chiến lược này đã tạo đà cho ngành năng lượng phát triển, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, trong giai đoạn 2016 - 2021, Quốc hội đã ban hành một Bộ luật, 26 Luật, 7 Nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 7 Nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ban hành hơn 500 văn bản; chính quyền địa phương ban hành khoảng 600 văn bản về phát triển năng lượng.

Với số lượng văn bản quy phạm pháp luật lớn đã được ban hành, theo các chuyên gia, pháp luật về năng lượng của nước ta đã từng bước được hoàn thiện, bước đầu hình thành một hệ thống chính sách, pháp luật khá đồng bộ, thống nhất trong lĩnh vực phát triển năng lượng, từng bước điều chỉnh các phân ngành năng lượng và các nhóm quan hệ lớn trong từng phân ngành. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng theo hướng bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng, quốc phòng - an ninh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và làm tiền đề quan trọng để phát triển các ngành, lĩnh vực khác.

Đặc biệt, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới với yêu cầu đổi mới về tư duy và cách tiếp cận trong phát triển năng lượng quốc gia, để triển khai Nghị quyết 55-NQ/TW, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy nêu rõ, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật, trong đó có Luật Điện lực. Luật Dầu khí có nhiều nội dung mang tính đột phá như: bổ sung chính sách đối với hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí; hoàn thiện các quy định về hợp đồng dầu khí theo hướng thuận lợi, linh hoạt cho nhà đầu tư; hoàn thiện các quy định về trình tự phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí… Rào cản để huy động vốn đầu tư tư nhân trong đầu tư hạ tầng lưới điện cũng đã được khắc phục kịp thời tại Luật này.

Ngành năng lượng phát triển vượt bậc

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành địa phương đã vào cuộc đồng bộ để tạo điều kiện cho ngành năng lượng phát triển vượt bậc trong giai đoạn này. Nhờ vậy, tổng năng lượng sơ cấp tăng bình quân 8,7%/năm, tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng bình quân 6,8%/năm; tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2020 đạt 247 tỷ kWh, tăng 1,5 lần so với năm 2015; ngành dầu khí đóng góp ngân sách 7 - 10%/năm; ngành than đáp ứng đủ than cho nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu sản xuất điện; chất lượng xăng dầu được tăng lên, số trạm cung ứng xăng dầu bao phủ nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp, người dân. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên, Việt Nam xây dựng và ban hành Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia; hơn 85% người dân tiếp cận các kiến thức về tiết kiệm năng lượng; đến cuối năm 2022 đã có 100% số xã và 11/12 huyện đảo đã có điện.

Đáng chú ý, trong giai đoạn này, việc thực hiện lộ trình chuyển đổi ngành điện, than, dầu khí và sản phẩm xăng dầu sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, việc thiết lập thị trường phát điện canh tranh và vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ năm 2019 đến nay đã từng bước nâng cao tính công bằng, minh bạch, góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp và nguồn năng lượng. Đầu tư phát triển năng lượng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước đã huy động được nguồn vốn lớn; hạ tầng năng lượng ngày càng được tăng cường theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Bên cạnh đó, PGS. TS. Bùi Xuân Thông, Viện Hải văn và Môi trường Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn này, ngành năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời có bước phát triển đột phá, đã hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng, địa phương có lợi thế, góp phần đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, phù hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng.

Số liệu thống kê cho thấy, tới cuối năm 2020, tổng công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam đã đạt khoảng 6.000MW, trong đó có 5.290MW điện mặt trời, khoảng 500MW điện gió và 325MW công suất điện sinh khối. Tổng công suất của điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối đã chiếm xấp xỉ 10% tổng công suất đạt của hệ thống điện. Kết quả này, theo PGS.TS. Bùi Xuân Thông, là một nhân tố quan trọng giúp chúng ta ứng phó với tình hình thiếu điện những tháng đầu năm 2023.

Như vậy, có thể khẳng định, trong giai đoạn năm 2016 - 2021, ngành năng lượng Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn năng lượng Việt Nam trong tương lai. Ngành năng lượng đã bám sát và triển khai theo đúng mục tiêu Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quốc hội và Cử tri

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.