Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV:

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 19.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, với 459/460 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,78% (bằng 96,03% tổng số ĐBQH), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

dbnd_br_pct-nguyenduhai-lh-a3.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Chỉ định thầu cho các gói thầu, công việc có tính đặc thù liên quan đến công nghệ, an toàn hạt nhân

Trước đó, theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày, về tên gọi của dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý thành “Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận” để bảo đảm thống nhất với Điều 4 Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và Điều 3 Luật Đầu tư; cụm từ “cơ chế, chính sách đặc biệt” được sử dụng xuyên suốt dự thảo Nghị quyết.

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý theo hướng quy định thống nhất hình thức lựa chọn nhà thầu cho phép áp dụng là chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu được thể hiện tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 3.

cn-quang-huy-vqk.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Dự thảo Nghị quyết chỉ quy định chỉ định thầu cho các gói thầu, công việc có tính đặc thù liên quan đến công nghệ, an toàn hạt nhân, gắn liền và phục vụ trực tiếp cho công tác triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chính.

Đối với việc thực hiện triển khai các dự án thành phần và các công việc khác thuộc dự án nhà máy chính mà các đơn vị trong nước có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan sẽ phải tuân thủ các hình thức, quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo pháp luật đấu thầu hiện hành.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3; bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung liên quan tại khoản 1, Điều 4 để bảo đảm tính minh bạch, lựa chọn được công nghệ hiện đại, an toàn.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, quy trình, thủ tục thực hiện chỉ định thầu và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác đã được pháp luật về đấu thầu quy định cụ thể, rõ ràng.

Ngoài ra, Luật Đấu thầu cũng đã có quy định chi tiết về kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước, quy định bắt buộc về việc công khai, đăng tải các thông tin trong quá trình đấu thầu của từng gói thầu thuộc Dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Về phương án tài chính và thu xếp vốn, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý điểm đ, khoản 7, Điều 3 dự thảo Nghị quyết như sau: “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện Dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia”.

Công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần tuân thủ đúng, đầy đủ pháp luật hiện hành

Về công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án này là vấn đề nhạy cảm. Nếu chỉ quy định áp dụng hình thức lấy ý kiến trực tuyến trong quá trình đánh giá tác động môi trường có thể làm hạn chế sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là khu vực không có điều kiện tiếp cận internet, không lường hết được các tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và chưa đáp ứng yêu cầu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

thongqua-hatnhan-ninhthuan-vqk.jpg
Kết quả Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: Quang Khánh

Hơn nữa, theo quy định hiện hành, thời gian thực hiện nhiệm vụ này là không quá dài.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã bỏ quy định này, như vậy công tác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần tuân thủ đúng và đầy đủ pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.

Về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận, theo báo cáo của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Ninh Thuận rất khó thu hút các nhà đầu tư, trong khi tỉnh có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn, nguồn lực rất hạn chế để triển khai các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, việc hỗ trợ thêm nguồn thu cho tỉnh Ninh Thuận trong thời gian này là hết sức cần thiết để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vừa tạo điều kiện phát triển hạ tầng tạo thuận lợi để phục vụ triển khai đầu tư xây dựng Dự án, trong đó có việc bồi thường, thu hồi đất, tái định cư và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt.

19225dbqhduphienhop1.jpg
Các đại biểu dự phiên họp.

Các chính sách cụ thể, dài hạn sẽ giao Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý, bổ sung quy định về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận và thể hiện như quy định tại khoản 9, Điều 3, dự thảo Nghị quyết.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quốc hội thông qua.

Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng
Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng

Ngày 20.2, Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng đã tổ chức giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn TP. Đà Nẵng” tại Đại học Đà Nẵng.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi

“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Nhiều quyết định lịch sử, có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá bước đầu về kết quả Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội thông qua thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.