Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Sáng 19.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, với 459/459 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, đạt tỷ lệ 100% (bằng 96,03% tổng số ĐBQH).

dbnd_br_pct-nguyenduhai-lh-a4.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Đây là tỷ lệ tán thành rất cao, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại biểu Quốc hội đối với việc thúc đẩy phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại 2 thành phố lớn nhất cả nước cũng như việc thực hiện một trong ba đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, thiết thực phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Các dự án TOD được thực hiện ngay việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 điều quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố.

Nghị quyết quy định, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ được quyết định một số nội dung.

Trong đó, có căn cứ khả năng cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tối đa không vượt 215.350 tỷ đồng cho Hà Nội và tối đa không vượt 209.500 tỷ đồng cho Thành phố Hồ Chí Minh trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và 2031 - 2035 làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án.

Kết quả Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Khánh

Kết quả Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Khánh

Việc phân bổ vốn quy định tại điểm này được sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hàng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác; trường hợp sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hàng năm thì không phải thực hiện thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nghị quyết cũng nêu rõ, dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được thực hiện ngay việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án mà không phải thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục khác có liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tại Nghị quyết cũng quy định rõ, UBND thành phố có các thẩm quyền gồm: tổ chức lập, thẩm định, quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo trình tự, thủ tục tương tự như dự án nhóm A do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan; quyết định việc phân chia dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD thành các dự án thành phần, tiểu dự án khi quyết định đầu tư.

Việc phân chia dự án thành phần, tiểu dự án không phải áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; quyết định các công trình đường sắt đô thị (nhà ga, nút giao, cầu, các hạng mục công trình liên quan thuộc dự án đường sắt đô thị) không phải thi tuyển phương án kiến trúc…

Đồng thời, UBND thành phố được quyết định việc áp dụng các hình thức chỉ định thầu đối với việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, phí tư vấn, thi công; nhà thầu EPC, chìa khóa trao tay; nhà đầu tư các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD; trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập trên cơ sở phương án tuyến công trình, vị trí công trình trên tuyến đường sắt đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quy hoạch khu vực TOD đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Các đại biểu bấm nút thông qua tại Hội trường. Ảnh: Hồ Long

Các đại biểu bấm nút thông qua tại Hội trường. Ảnh: Hồ Long

Nghị quyết cũng xác định rõ các quy định áp dụng riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, trong khu vực TOD, UBND Thành phố Hồ Chí Minh được thu và sử dụng 100% đối với các khoản thu sau đây để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng gồm: tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch khác của khu vực TOD; tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; phí cải thiện hạ tầng.

HĐND Thành phố Hồ Chí Minh quy định chi tiết phương pháp xác định mức thu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc thu tiền đối với các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm không trùng thu với các loại thuế, phí khác.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của Thành phố.

Hàng năm, trong quá trình chấp hành ngân sách, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh được chủ động quyết định cụ thể nguồn vay trong nước và nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bảo đảm trong tổng mức dư nợ vay và bội chi ngân sách Thành phố đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường trước khi dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD vận hành thử nghiệm (nếu dự án thuộc đối tượng thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường), đăng ký môi trường (nếu dự án không thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường).

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Quốc hội thông qua.

Nếu áp dụng trình tự, thủ tục thông thường sẽ không bảo đảm tiến độ thực hiện

Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, về huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư (Điều 4) có ý kiến đề nghị làm rõ tính khả thi của việc bố trí nguồn lực cho việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị của hai thành phố.

tong-thu-ky-qh-chu-nhiem-vpqh-le-quang-tung-trinh-bay-bao-cao.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mạng lưới đường sắt đô thị của hai thành phố có quy mô lớn và được đầu tư kéo dài qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, do đó Chính phủ đã đề xuất sử dụng nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, giai đoạn 2031 - 2035, Chính phủ sẽ căn cứ khả năng cân đối vốn để bố trí cho các dự án đầu tư đường sắt đô thị theo khoản 1 Điều 4 dự thảo Nghị quyết bảo đảm các cân đối vĩ mô, an toàn nợ công theo quy định.

Đồng thời, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để bảo đảm tính khả thi trong việc huy động nguồn lực.

Về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư (Điều 5) có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng việc không thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án và phân cấp, phân quyền cho các địa phương quyết định đầu tư bảo đảm cơ chế giám sát độc lập, đồng thời rà soát quy định không phải điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

doan-lang-son.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo tính toán của Chính phủ nếu thực hiện theo trình tự, thủ tục thông thường, công tác phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ mất khoảng 3 - 5 năm, thậm chí một số dự án mất hơn 5 năm. Do đó, sẽ không bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, sự cần thiết của các tuyến đường sắt đô thị đã được xác định trong quá trình lập các quy hoạch có liên quan. Do đó, mặc dù không thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, nhưng các dự án vẫn được lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư dự án theo quy định để bảo đảm việc quyết định đầu tư các dự án phải thực sự phù hợp, hiệu quả.

Vì thế, trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tính toán kỹ lưỡng để quyết định đầu tư dự án hợp lý.

Đồng thời, việc điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Nghị quyết đã chỉnh lý theo hướng không quy định nội dung này tại dự thảo Nghị quyết.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời sự Quốc hội

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 2.2025 tại Phiên họp thứ 43 của UBTVQH, có ý kiến đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm đẩy nhanh vốn đầu tư công thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thực tế cho thấy, nhiều nơi phần vốn của địa phương đã giải ngân xong, chỉ chờ phần vốn của Trung ương để tập trung chỉ đạo, kết thúc sớm hơn thời gian quy định và báo cáo Trung ương.

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực
Chính trị

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực

Ngày 14.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc - Hồ Long
Chính trị

Tập trung cao độ, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội

Sau 2,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 12 nội dung trong chương trình Phiên họp thứ 43. Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Marsha Blackburn
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp và làm việc với các Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ

Ngày 13.3 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động nhân chuyến công tác tới Hoa Kỳ dự Khóa họp lần thứ 69 của Ủy ban địa vị phụ nữ của Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc (LHQ), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã có các cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Marsha Blackburn và Thượng nghị sỹ Peter Welch.

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao
Thời sự Quốc hội

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao

Chiều 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt

"Phú Yên thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Lấy kết quả đầu ra cụ thể của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với sự hài lòng của nhân dân làm tiêu chí đánh giá", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên vừa diễn ra chiều nay. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste

Chiều 13.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng đã tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp của Quốc hội Timor-Leste do Chủ nhiệm Ủy ban Patrocino Fernandes dos Reis làm Trưởng đoàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại Lễ công bố
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Chiều 13.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ của Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương
Chính trị

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp

"Cấp cơ sở là rất quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nếu cán bộ không quyết liệt, quyết tâm, quyết làm, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng hay còn ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp. Chúng ta phải mạnh dạn, công tâm, vô tư, khách quan trong sắp xếp bộ máy", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vừa diễn ra.