Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Sáng 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên, với 461/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội.

x1.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bấm nút thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ảnh: TTXVN

Luật quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

l1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long

Luật quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng gồm: Khiển trách; Xin lỗi bị hại; Bồi thường thiệt hại; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quản thúc tại gia đình; Hạn chế khung giờ đi lại; Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.

l3.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ảnh: Hồ Long

Người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong 3 trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự thì có thể được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

l6.jpg
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ảnh: Hồ Long

Một là, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38 của Luật này.

l7.jpg
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ảnh: Hồ Long

Hai là, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật này.

Ba là, người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2026.

Riêng quy định tại Điều 139 về “áp dụng biện pháp giám sát điện tử”; khoản 1 và khoản 2, Điều 162 về “Điều kiện cơ sở vật chất của trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam” của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2028.

Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, tiếp tục chương trình Phiên bế mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội.

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Chiều nay, 30.11, sau 29 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình của Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có phát biểu bế mạc quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao và hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng bên lề Đại hội đồng AIPA-45 tại CDHCND Lào.
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nghị viện và đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3.12. Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là chuyến thăm duy nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Singapore trong năm 2024 và đặc biệt có ý nghĩa khi hai nước đang chuẩn bị thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất gần sắp tới.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu

Chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, có ý kiến đại biểu đề nghị, ban soạn thảo cần nghiên cứu, quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực thông qua hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, giảng dạy, hợp tác và tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng

Sáng 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

biểu quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, với 458/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,90% tổng số đại biểu Quốc hội.