Quốc hội Mỹ thông qua dự luật nhập cư: Chiến thắng lập pháp đầu tiên của ông Trump

Ngày 22.1, Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát, đã thông qua dự luật cho phép bắt người nhập cư bất hợp pháp bị cáo buộc phạm tội, trở thành dự luật đầu tiên có thể được Tổng thống Donald Trump ký trong nhiệm kỳ 2.

Dự luật được Hạ viện thông qua ngày 22.1 với tỷ lệ 263 phiếu thuận, trong đó có 46 nghị sĩ Dân chủ, và 156 phiếu chống. Trước đó, dự luật đã được Thượng viện thông qua.

0c63a3b0-40b1-454b-915b-1a85c84433fe.jpg
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cho phép bắt giữ người nhập cư bất hợp pháp hôm 22.1. Ảnh: ABC News

Dự luật Laken Riley, mang tên một sinh viên y tá ở bang Georgia, từng bị một người nhập cư bất hợp pháp Venezuela sát hại hồi năm ngoái, yêu cầu bắt giữ những người nhập cư bất hợp pháp bị buộc tội trộm cắp hoặc bạo lực. Trước đó, dự luật đã được Thượng viện thông qua.

Dự luật cũng cho phép các tổng chưởng lý của các tiểu bang khởi kiện tại tòa án liên bang nhằm đảo ngược các phán quyết của liên bang để thả một số người nhập cư. Các tổng chưởng lý cũng có thể kiện để buộc Bộ Ngoại giao ban hành lệnh cấm cấp thị thực cho các nước từ chối nhận công dân đang đối diện lệnh trục xuất.

Dự luật còn yêu cầu tăng cường đáng kể năng lực của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ, nhưng không bao gồm bất kỳ khoản tài trợ mới nào.

Việc dự luật được Quốc hội thông qua là chiến thắng lớn đối với Tổng thống Trump, người có chính sách nhập cư cứng rắn. Đây có thể sẽ là luật đầu tiên được ban hành trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.

Ngay sau khi nhậm chức hôm 20.1, Tổng thống Trump đã ký một loạt lệnh hành pháp, trong đó có việc ban bố tình trạng khẩn cấp tại biên giới Mỹ với Mexico, cho phép lực lượng chức năng đến các địa điểm như nhà thờ, trường học bắt người nhập cư bất hợp pháp và khởi động quá trình chấm dứt quyền được cấp quốc tịch theo nơi sinh.

Theo sắc lệnh của ông Trump, trong ngày 23.1, Lầu Năm Góc bắt đầu triển khai 1.500 binh sĩ đến biên giới Mexico để cùng 2.500 thành viên Vệ binh Quốc gia đang ở đó hỗ trợ hậu cần cho việc tuần tra biên giới.

Lầu Năm Góc cũng sẽ cung cấp máy bay quân sự cho các chuyến bay trục xuất của Bộ An ninh Nội địa đối với hơn 5.000 người di cư bị giam giữ. Số lượng quân lính và nhiệm vụ của họ có thể sớm thay đổi, Salesses cho biết trong một tuyên bố. "Đây chỉ là sự khởi đầu", ông nói.

Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế
Thế giới 24h

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế

Ngày 17.1, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố số liệu cho thấy dân số nước này đã giảm trong năm 2024, năm thứ ba liên tiếp. Điều này chỉ ra những thách thức nhân khẩu học đối với quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nơi hiện đang phải đối mặt với cả tình trạng dân số già hóa và thiếu hụt người trong độ tuổi lao động.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn

Thông qua đại diện pháp lý, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 16.1 tuyên bố sẽ không trả lời thấm vấn cũng như không hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào của Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) với lý do rằng cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để tiến hành một cuộc điều tra như vậy.