Quảng Ninh: Sớm vực dậy, ổn định cuộc sống sau bão số 3

Bão số 3 càn quét qua địa bàn đã khiến hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, đổ sập, hư hỏng; hàng nghìn tàu thuyền bị lật, chìm… Việc HĐND tỉnh thông qua các biện pháp hỗ trợ chi phí xây mới, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện tàu, thuyền là nghĩa cử quan trọng cùng người dân vực dậy, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hơn 1.800 gia đình được hỗ trợ xây, sửa nhà ở sau bão

Theo Nghị quyết về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh được thông qua, dự kiến toàn tỉnh sẽ có 1.825 hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở, bao gồm: hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi hoặc hư hỏng nặng không thể ở được, phải cải tạo, sửa chữa, không còn nhà ở nào khác trên địa bàn. Những hộ này sẽ được hỗ trợ kinh phí để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở.

Người dân huyện Vân Đồn và các thợ lặn chuyên nghiệp nghiên cứu phương án trục vớt tàu bị đắm. Ảnh: P. Nam
Người dân huyện Vân Đồn và các thợ lặn chuyên nghiệp nghiên cứu phương án trục vớt tàu bị đắm. Ảnh: P. Nam

Cụ thể, các hộ có nhà ở bị đổ, sập, trôi, hoặc hư hỏng nặng mà không còn khả năng khôi phục và không có nhà ở khác trên địa bàn sẽ nhận được hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ để xây mới nhà. Các hộ có nhà bị hư hỏng nặng mà phần còn lại không thể sử dụng được, không có nhà ở khác sẽ nhận hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để sửa chữa nhà. Các công trình nhà ở sau khi xây mới hoặc sửa chữa phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn "3 cứng" theo quy định của Bộ Xây dựng: nền - móng cứng, khung - tường cứng và mái cứng. Đối với công trình xây mới, diện tích sử dụng tối thiểu phải đạt 30m², đối với hộ độc thân, diện tích không thấp hơn 24m².

Theo đánh giá của HĐND tỉnh, mức hỗ trợ được thông qua tại kỳ họp này, cao hơn so với quy định trong Nghị định số 20/2021 của Chính phủ và Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Qua đó, phản ánh đúng tình hình thực tế về những ảnh hưởng mà bão số 3 đã gây ra. Việc hỗ trợ cho các hộ dân dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 31.12.2024 nhằm giúp các gia đình ổn định cuộc sống một cách bền vững hơn.

Hỗ trợ cao nhất 50 triệu đồng chi phí trục vớt tàu, thuyền bị chìm

Cùng với hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, HĐND tỉnh cũng quyết nghị hỗ trợ một phần kinh phí trục vớt tàu bị chìm trong bão số 3, với mức hai mức hỗ trợ là 15 và 50 triệu đồng/tàu tùy theo kích chiều dài của phương tiện. Trước đó, theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, số tàu bị bão số 3 đánh chìm tại các nơi tránh trú bão trên địa bàn lên tới 269 chiếc; trong đó, 116 tàu cá, 126 tàu hàng, 27 tàu du lịch và các tàu khác.

Theo nghị quyết được thông qua, tỉnh hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký tại địa phương bị chìm do cơn bão số 3 năm 2024 với mức 50.000.000 đồng/phương tiện có chiều dài từ 12m trở lên và 15.000.000 đồng/phương tiện đối với phương tiện có chiều dài từ 6m đến dưới 12m. Trong đó, không xem xét hỗ trợ đối các phương tiện tàu thuyền đã mua bảo hiểm thân, vỏ tàu; các phương tiện tàu, thuyền không chấp hành nghiêm túc các quy định phòng, chống bão hoặc không thực hiện di chuyển, neo đậu vào đúng vị trí (khu vực) neo đậu, tránh trú bão theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương.

Nghị quyết của HĐND tỉnh cũng quy định đối tượng thụ hưởng là các tổ chức, cá nhân có phương tiện đăng ký tại Quảng Ninh; đang duy trì ổn định, thường xuyên các hoạt động sản xuất, khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, ven biển tỉnh Quảng Ninh đến thời điểm xảy ra bão số 3. Với thời gian thực hiện hỗ trợ phấn đấu hoàn thành trong tháng 11 tới, các địa phương trong toàn tỉnh có tàu bị đắm, chìm đang tích cực rà soát, thống kê chính xác phương tiện và đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, chủ động hướng dẫn, tập hợp những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện để báo cáo HĐND tỉnh và tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ về sản xuất kinh doanh để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững tại huyện Xuân Lộc

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ
Chuyển động

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị thứ 55, HĐND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, triệt để thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đây là nội dung nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cử tri, Nhân dân trong tỉnh.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Với hàng loạt quyết nghị quan trọng, Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa X đã kịp thời tạo cơ sở giải quyết những nội dung, công việc đột xuất trong công tác quản lý nhà nước; tiếp tục cùng toàn tỉnh tập trung tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp
Chuyển động

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã diễn ra thành công tốt đẹp. Được tổ chức trong bối cảnh địa phương vừa trải qua những thiệt hại hết sức nặng nề của siêu bão số 3, rất nhiều những chính sách, biện pháp khẩn cấp đã được quyết nghị để toàn tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn; thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển trong điều kiện thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp
Hội đồng nhân dân

Đảng đoàn HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36

Ngày 26.9, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36 để đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 19 (chuyên đề); đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp. 

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Sáng 25.9, HĐND tỉnh Cao Bằng Khóa XVII tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua một số chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3

Sáng 23.9, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để nhằm xem xét, ban hành kịp thời một số chính sách khẩn cấp, cấp bách theo trình tự, thủ tục rút gọn để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích chủ trì kỳ họp.

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa Ảnh: Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo chuyên nghiệp, hiệu quả

Chất vấn; xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND… là các hình thức giám sát của HĐND. Như vậy, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND chiếm phần lớn thời gian và cường độ làm việc lớn. Để hoạt động giám sát của HĐND ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách tại các Ban HĐND.

Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khảo sát tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nông Cống
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hoạt động của HĐND

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ra đời cùng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để hoạt động của HÐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ để hoạt động của HĐND ngày càng khoa học, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri. Trong đó, có 3 vấn đề cần được quan tâm là chế tài - nhân lực và thẩm quyền.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Đức Cơ
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Cân nhắc kỹ lưỡng trong điều chỉnh

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công, ngoài đáp ứng các quy định, cần dự báo, lường trước các yếu tố khác phát sinh. Việc điều chỉnh phải cân nhắc kỹ lưỡng, xét nhiều yếu tố liên quan trước khi quyết định, tránh tùy tiện, nhất là điều chỉnh dừng thực hiện chủ trương đầu tư chương trình, dự án khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đã thông báo rộng rãi cho cử tri trên địa bàn.