Quảng Ninh lấp khoảng trống về nhân lực y tế

Những năm qua, ngành y tế Quảng Ninh đã ghi nhận những nỗ lực trong việc tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực ngành y, nhất là đội ngũ y, bác sĩ. Tại Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2023), HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND “Quy định chính sách thu hút bác sĩ về làm việc tại một số đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025“. Đến nay, sau 3 tháng triển khai thực hiện, các đơn vị đã thu hút được 14 bác sĩ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách; đặc biệt, một số trung tâm y tế tuyến huyện đã thu hút được cả bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I.

Đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi

Quảng Ninh hiện đã đạt mức 17 bác sĩ/vạn dân, tuy nhiên, sự phân bổ bác sĩ giữa các tuyến không đồng đều. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Trịnh Văn Mạnh, tính đến ngày 31.1.2024, toàn tỉnh có 57,5% bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, 35% bác sĩ làm việc tại các đơn vị y tế tuyến huyện; chỉ có 8% bác sĩ làm việc tại các trạm y tế xã. Trong đó, còn tới 30/177 trạm y tế xã chưa có bác sĩ, đặc biệt là các địa bàn các xã miền núi, hải đảo, như: Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen, Hoành Mô, Đạp Thanh...

Bên cạnh đó, số lượng bác sĩ có trình độ sau đại học tập trung chủ yếu tại các đơn vị y tế tuyến tỉnh, chiếm 47/7%. Tuy nhiên, các đơn vị, cơ sở y tế vẫn đang thiếu chuyên gia chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực chuyên môn. Việc đào tạo bác sĩ sau đại học từ năm 2021 đến năm 2023 chủ yếu tập trung ở các đơn vị tuyến tỉnh. Trong khi đó, các đơn vị y tế đặc thù và tuyến huyện lại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuyến xã không có bác sĩ nào được đi đào tạo sau đại học (do tuyển sinh đầu vào rất cao).

Thực tế trên dẫn tới nguy cơ tạo ra "khoảng trống" lớn về chuyên môn, nhất là ở các đơn vị y tế tuyến huyện, tuyến xã. Thiếu hụt nhân lực bác sĩ cũng sẽ khiến các đơn vị y tế nói riêng, hệ thống y tế của tỉnh nói chung gặp nhiều trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ y tế phổ cập, chất lượng cung cấp dịch vụ và người bệnh sẽ là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng. Điều này được ngành y tế Quảng Ninh xác định là “rào cản” lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân cũng như chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Quảng Ninh đang phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc. Nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao hơn, nhất là việc được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng. Vì vậy, việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND góp phần lấp những "khoảng trống" về nhân lực mà ngành y tế tỉnh đã và đang gặp phải; là giải pháp rất cần thiết và hữu ích, phù hợp với việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; phù hợp Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25.10.2023 của Ban Bí thư "Về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới". Trong đó, có nội dung: “Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi về làm việc”.

Bảo đảm đến hết năm 2025 thu hút tối thiểu 298 bác sĩ

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Trịnh Văn Mạnh, Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 1.1.2024 đến hết ngày 31.12.2025, được được kỳ vọng là "cú huých" quan trọng để giải quyết những khó khăn, bất cập về nhân lực cho ngành y tế Quảng Ninh trong thời gian tới. Qua đó, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ y, bác sĩ, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, để Nhân dân được thụ hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai Kế hoạch số 37/KH-UBND để thực hiện. Đồng thời, ban hành các văn bản triển khai thực hiện đến các đơn vị trực thuộc. Hiện tại, các đơn vị đã xây dựng Kế hoạch cụ thể với nhiều hình thức phong phú như: bổ sung trong quy chế chi tiêu nội bộ các chính sách ưu đãi riêng đối với nguồn nhân lực bác sĩ; tạo môi trường làm việc thân thiện chuyên nghiệp để nhân viên y tế yên tâm cống hiến...

Công tác truyền thông, lan tỏa thông tin về các cơ chế, chính sách đãi ngộ của nghị quyết cũng được triển khai sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Chỉ sau khi nghị quyết ban hành được 3 tháng, các đơn vị đã thu hút được 14 bác sĩ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách (đang thực hiện hợp đồng chờ tuyển dụng viên chức trong năm 2024). Đáng chú ý, Trung tâm y tế thị xã Đông Triều đã thu hút được cả bác sĩ nội trú; Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên thu hút được 2 bác sĩ chuyên khoa cấp I.

Hiện nay, sau khi các đơn vị y tế được phê duyệt Đề án vị trí việc làm (theo hướng dẫn mới của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 64/BNV-CCVC ngày 5.1.2024 về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức) và hoàn thiện Đề án tự chủ, Sở Y tế sẽ triển khai việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc. Qua đó, sẽ bổ sung được nguồn nhân lực bác sĩ cho các đơn vị y tế còn thiếu; bảo đảm đến hết năm 2025 sẽ thu hút được tối thiểu 298 bác sĩ theo mục tiêu của Nghị quyết.

Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh đề ra mục tiêu thu hút tối thiểu 298 bác sĩ về làm việc tại một số đơn vị sự nghiệp y tế công lập và cơ sở cai nghiện ma túy thuộc tỉnh (theo hình thức tuyển dụng hoặc tiếp nhận viên chức theo quy định). Trong đó, tiến sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp II tối thiểu 10 người; thạc sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú tối thiểu 39 người; bác sĩ tối thiểu 249 người. Đặc biệt, mỗi bác sĩ được tuyển dụng theo nghị quyết này sẽ được hưởng chế độ từ 200 - 700 triệu đồng (1 lần sau khi tuyển dụng).  

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.