Quảng Ninh: Gặp mặt Đoàn đại biểu thiếu nhi tham dự phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em'

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức gặp mặt, động viên, chia sẻ kinh nghiệm cho Đoàn đại biểu thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Dự chương trình, có: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đặng Xuân Phương; Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đặng Xuân Phương phát biểu tại buổi gặp mặt
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đặng Xuân Phương phát biểu tại buổi gặp mặt

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024, sẽ diễn ra từ ngày 27-29.9 tại Hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội với sự tham gia của 300 đại biểu thiếu nhi trên cả nước.

Đây là hoạt động nhằm thực hiện Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể hoá chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan và nâng cao nhận thức của trẻ em về Quốc hội.

Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại buổi gặp mặt.
Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại buổi gặp mặt.

7 đại biểu thiếu nhi Quảng Ninh tham gia Phiên họp giả định năm nay là các đại biểu gương mẫu, tiêu biểu tại các địa phương, được lựa chọn thông qua 3 vòng tuyển chọn của cấp tỉnh và Trung ương.

Động viên, chia sẻ, trả lời các câu hỏi của các đại biểu thiếu nhi tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương đã giới thiệu một số thông tin chung về Quốc hội, tổ chức bộ máy và hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, hướng dẫn, chia sẻ những kỹ năng, phẩm chất mà một đại biểu Quốc hội cần có. Trong đó, đặc biệt là những phẩm chất về lòng yêu nước, sự trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, với Hiến pháp; sự tận tụy, lắng nghe, đồng cảm và hết lòng với những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân ở mọi tầng lớp, lứa tuổi.

Học sinh đại diện Đoàn đại biểu thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II chia sẻ tại buổi gặp mặt.
Học sinh đại diện Đoàn đại biểu thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II chia sẻ tại buổi gặp mặt.

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh mong muốn Đoàn đại biểu thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024, đại diện cho hơn 250.000 thiếu nhi toàn tỉnh sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình. Đồng thời, là cầu nối giúp các cấp lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn nắm bắt tình hình, nguyện vọng và nhu cầu liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Học sinh đại diện Đoàn đại biểu thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II chia sẻ tại buổi gặp mặt
Học sinh đại diện Đoàn đại biểu thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II chia sẻ tại buổi gặp mặt

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng mong muốn các em tiếp tục nuôi dưỡng hoài bão, mơ ước và xác định mục tiêu phấn đấu ngay từ thời điểm này. Từ đó, cố gắng, nỗ lực trong hoạt động sinh hoạt, học tập hàng ngày; phấn đấu trở thành các Đại biểu Quốc hội, công dân gương mẫu trong tương lai, tiếp bước truyền thống của thiếu nhi Vùng mỏ, góp sức mình làm cho quê hương, đất nước giàu đẹp.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới
Chính trị

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".

quang cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Rõ ưu điểm, hạn chế của việc bổ sung nguyên tắc trong hoạt động giám sát

Về bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát, một số ý kiến đề nghị bổ sung, một số ý kiến đề nghị không bổ sung. Vì vậy, kết luận phiên thảo luận sáng 29.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phối hợp làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, bảo đảm tính thuyết phục để báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp tới.