Quảng Ninh: Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp thực tế từng ngành, địa phương

Để việc triển khai hiệu quả các kế hoạch tháng tiếp theo, gắn với mục tiêu của cả năm, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung triển khai các nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Cụ thể, trong tháng 7 phải hoàn thành điều chỉnh lại kịch bản tăng trưởng, bảo đảm điều kiện, nhu cầu thực tế, phù hợp với quá trình phát triển từng ngành, từng địa phương.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá

Tại Phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 7.2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác các tháng tiếp theo vừa diễn ra, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cho biết: Trong tháng 7, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, đạt 11,82%.

Quảng Ninh: Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp thực tế từng ngành, địa phương
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Q.M.G

Đáng chú ý, công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện vai trò dẫn dắt mới trong tăng trưởng kinh tế với kết quả tăng 28,46% (luỹ kế 7 tháng tăng 34,81% so với cùng kỳ năm 2023). Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phục hồi, tăng trưởng ổn định. Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 2,5 triệu lượt khách, luỹ kế 7 tháng đạt 12,9 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, công tác cải thiện môi trường, thu hút đầu tư được quan tâm đẩy mạnh. Trong tháng, tỉnh đã tổ chức trao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Foxconn để triển khai 2 dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 551 triệu USD, nâng tổng mức đầu tư FDI trong 7 tháng đầu năm của tỉnh đạt 1.559,24 triệu USD, đứng thứ 2 toàn quốc.

Các nhiệm vụ khác như quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số toàn diện được thúc đẩy; công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo giải quyết…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở báo cáo từ các đơn vị, địa phương, đại biểu dự họp đã dành thời gian rà soát, phân tích làm rõ nguyên nhân. Đặc biệt, tham gia, đề xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu kịch bản tăng trưởng trên cơ sở bám sát các nghị quyết, mục tiêu, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024.

Quảng Ninh: Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp thực tế từng ngành, địa phương -0
Trong tháng 7, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Quảng Ninh tiếp tục tăng trưởng khá. Ảnh: Q.M.G

Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp thực tế từng ngành, địa phương

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của các sở, ngành, địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn kết các trục nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để việc triển khai hiệu quả các kế hoạch tháng tiếp theo, gắn với mục tiêu của cả năm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung triển khai các nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về triển khai nhiệm vụ năm 2024. Trong tháng 7 phải hoàn thành điều chỉnh lại kịch bản tăng trưởng, bảo đảm điều kiện, nhu cầu thực tế, phù hợp với quá trình phát triển từng ngành, từng địa phương.

Quảng Ninh: Điều chỉnh kịch bản tăng trưởng phù hợp thực tế từng ngành, địa phương -0
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Q.M.G

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, các dự án có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh. Tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp kích cầu du lịch, đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới; rà soát, đề xuất, bổ sung, trình HĐND tỉnh về thu phí và lệ phí; hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tiến độ quản lý quy hoạch kiến trúc, đô thị và các khu kinh tế.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài chính, tài sản công; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt các chính sách chăm sóc người có công, nhóm người yếu thế; phát huy dân chủ, ý chí tự lực, tự cường, sức sáng tạo và mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân… Ngoài ra, chuẩn bị tốt công tác sắp xếp đơn vị hành chính; đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy; tiếp tục đóng góp, bổ sung, chuẩn bị tham gia vào văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh...

Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND của quy định hạn mức các loại đất khi giao đất và công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 22.10.2024, thay thế Quyết định số 51/2014 đã áp dụng trong 10 năm qua.

Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai kết nạp các hội viên mới trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh:V.Gia
Địa phương

Trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng

Với quan điểm luôn đồng hành với doanh nghiệp (DN), doanh nhân, tỉnh Đồng Nai luôn mong muốn đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng. Việc khai thác những lợi thế trong vùng Sân bay Long Thành, sông Đồng Nai và những lợi thế khác sẽ tạo bước phát triển vững chắc cho các DN cũng như địa phương trong thời gian tới.

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Cựu Tổng thống Lee Myung Bak
Địa phương

Long An xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Long An đang nỗ lực hết mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là từ Hàn Quốc - đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Chuyến công tác của Đoàn công tác tỉnh Long An đến Hàn Quốc lần này mở ra những cơ hội mới trong kết nối, xúc tiến đầu tư, khẳng định tiềm năng phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.

Chương trình chuyển đổi số đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan tỏa khắp các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trên đường phát triển

Những thành tựu bước đầu trong công tác chuyển đổi số ở Cà Mau

Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để đổi mới trong thực hiện chuyển đổi số, cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau đã và đang vào cuộc "đi từng ngõ, gõ từng nhà" đưa chuyển đổi số đến từng người dân. Việc làm trên đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực từ nền tảng chuyển đổi số và trở thành phong trào mạnh mẽ. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Thị Cẩm Hằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Lãnh đạo TP Hạ Long kiểm tra tiến độ Dự án đường nối từ TL342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương.
Trên đường phát triển

Nỗ lực của Hạ Long

Là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 gây ra, cùng với thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, TP. Hạ Long cũng tập trung triển khai các giải pháp quyết tâm, quyết liệt cao độ hơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan vịnh Hạ Long trở lại…

Du khách Ấn Độ chụp ảnh check-in tại cảng tàu khách trước khi lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long.
Trên đường phát triển

Hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu du khách

Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với Công ty CP Khoáng sản và Thương mại Trung Hải.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Rõ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Quy định rõ quyền lợi địa phương nơi có khoáng sản được khai thác là cấp huyện và xã; giao trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho lực lượng công an các cấp chủ trì, cơ quan quản lý nhà nước địa phương là đơn vị phối hợp để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả… là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua khảo sát việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, gắn với lấy ý kiến dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Cùng với tăng trưởng GRDP hai con số, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu số thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng trong năm 2024
Trên đường phát triển

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

8 tháng năm 2024, về cơ bản, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện đạt kế hoạch, kịch bản đề ra. Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 càn quét qua địa bàn đã để lại những thiệt hại nặng nề, tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tỉnh đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp quyết liệt, linh hoạt để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra của cả năm, trong đó, có mục tiêu giữ vững tăng trưởng hai con số.

Dự án hỗ trợ cho 390 hộ dân khó khăn và 11 trường học trên địa bàn 4 xã thuộc huyện U Minh với số tiền 1,8 tỉ đồng
Trên đường phát triển

Hỗ trợ người dân U Minh trước thiệt hại của hạn hán năm 2024

Trước những thiệt hại do hạn hán năm 2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) đã triển khai Dự án cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho hộ gia đình khó khăn và trường học bị ảnh hưởng sau hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách này tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vẫn đang gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả chưa đạt được như mong đợi.

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Sau gần 15 năm triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chính trị, tỉnh Nam Định đã thực hiện, triển khai sâu rộng cuộc vận động (CVĐ) đến đông đảo tầng lớp nhân dân, từng bước thay đổi nhận thức, văn hoá tiêu dùng, đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân.