Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị thứ 55, HĐND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, triệt để thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đây là nội dung nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cử tri, Nhân dân trong tỉnh.

Bố trí 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù

Theo tờ trình của UBND tỉnh Quảng Ninh, dự toán đầu năm 2024 đã bố trí kinh phí Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để phục vụ hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy 420 triệu đồng, Dự phòng ngân sách tỉnh bố trí 368.657 triệu đồng; Quỹ dự trữ tài chính 758.000 triệu đồng để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và các nhiệm vụ cần thiết khác theo quy định tại Điều 4, Điều 10, Điều 11 Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp. Ảnh: P. Nam
HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp. Ảnh: P. Nam

Sau khi bão số 3 càn quét, trên cơ sở báo cáo, đề xuất của UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2551/QĐ-UBND ngày 10.9.2024 cấp bổ sung có mục tiêu cho các địa phương 180.000 triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão; tuy nhiên, nguồn kinh phí trên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện công tác khắc phục hậu quả.

Để chủ động, kịp thời sẵn sàng nguồn lực đáp ứng nhu cầu thực hiện công tác khắc phục thiệt hại bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão, thực hiện kết luận của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh tại hội nghị ngày 17.9.2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành rà soát lại tất cả nguồn kinh phí, chủ động tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết trình HĐND tỉnh bố trí nguồn lực cho công tác khắc phục thiệt hại cơn bão số 3, mưa, lũ sau bão và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Trong đó, nguồn tiết kiệm, cơ cấu lại các nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh 288.360 triệu đồng; nguồn Trung ương hỗ trợ mặt bằng chi 711.640 triệu đồng.

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 76/2023/TT-BTC ngày 29.12.2023 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Văn bản số 5514/BTC-NSNN ngày 29.5.2024, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh xem xét giao UBND tỉnh chủ động phân bổ chi tiết nguồn kinh phí khắc phục hậu quả bão số 3, mưa, lũ sau bão và thực hiện các chính sách an sinh xã hội 1.000 tỷ đồng; trong đó, có các nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp này và các kỳ họp tiếp theo.

Khẳng định sự quan tâm toàn diện đối với các nhóm đối tượng khó khăn

Từ nguồn lực được bố trí nói trên, cùng với hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông các cấp trên địa bàn; hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, một phần chi phí trục vớt tàu thuyền bị chìm do bão, HĐND tỉnh đã quyết nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 16.7.2021 của HĐND tỉnh Quảng Ninh quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 8/2022/NQ-HĐND ngày 9.12.2022 của HĐND tỉnh.

Với việc ban hành nghị quyết sửa đổi, chuẩn trợ giúp xã hội của tỉnh được nâng lên mức 700.000 đồng/tháng (cao hơn mức Trung ương quy định) bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn địa phương; nhất là 46.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khó khăn khác có nguồn thu nhập chính là trợ cấp xã hội hàng tháng.

Theo các đại biểu, nguồn lực 1.000 tỷ đồng cùng các cơ chế, chính sách, biện pháp quan trọng khẩn cấp được quyết nghị là trợ lực quan trọng để hỗ trợ kịp thời, giúp người dân, doanh nghiệp sớm vực dậy sau bão. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh đối với các nhóm đối tượng khó khăn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chất lượng cuộc sống của Nhân dân nói chung, của các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng ngày càng được nâng lên.

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.