Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 8.2024, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh tiếp tục tăng trưởng (đạt 6,59%); trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện vai trò dẫn dắt khi tăng 20,24%, lũy kế 8 tháng năm 2024 tăng 32,05% so với cùng kỳ năm 2023.

Công nghiệp chế biến, chế tạo ghi nhận mức tăng 20,24%

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại phiên thường kỳ tháng 8 của UBND tỉnh vừa diễn ra cho thấy, bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, đạt nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục tăng trưởng, đạt 6,59%. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện vai trò dẫn dắt mới trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh khi tăng 20,24%, luỹ kế 8 tháng năm 2024 tăng 32,05% so với cùng kỳ năm 2023. Lĩnh vực dịch vụ - du lịch tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 1,8 triệu lượt khách, luỹ kế 8 tháng đạt 14,7 triệu lượt, tăng 22% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,4 triệu lượt.

Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế -0
Dây chuyền sản xuất sản phẩm điện tử của nhà máy thuộc Tập đoàn Foxconn tại KCN Đông Mai (thị xã Quảng Yên). Ảnh: Q.M.G

UBND tỉnh cũng cho biết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành  thu - chi ngân sách, đặc biệt là công tác giải ngân được quan tâm, chỉ đạo rà soát, đánh giá, xử lý các vướng mắc; công tác cải thiện môi trường, thu hút đầu tư được đẩy mạnh; các vấn đề xã hội khác được giải quyết tốt, hài hòa; công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số toàn diện được thúc đẩy; công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo giải quyết…

Triển khai ngay các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tháng vẫn còn một số hạn chế như một số sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đạt tiến độ kịch bản; thu ngân sách nhà nước, tiến độ giải ngân còn chậm... Trên cơ sở báo cáo từ các đơn vị, địa phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy yêu cầu các đơn vị tập trung nhận định rõ những tồn tại, khó khăn, thách thức để tìm biện pháp khắc phục; triển khai hiệu quả các quy định mới, các nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.

Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế -0
Quang cảnh Phiên họp thường kỳ tháng 8 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đỗ Phương 

Nhấn mạnh tỉnh đã có kịch bản điều chỉnh tăng trưởng kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các sở, ngành, địa phương bám sát các nội dung kịch bản; triển khai ngay các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; phát huy vai trò của Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước năm 2024; tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu thu hút FDI theo kế hoạch; triển khai có hiệu quả các giải pháp kích cầu du lịch, đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới…

Bên cạnh đó, chủ động nắm tình hình, tập trung tham mưu tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai các dự án sản xuất của ngành Than; phê duyệt danh mục dự án thu hút đầu tư tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2024 - 2030 và chiến lược thu hút FDI; tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tối đa công suất và năng lực sản xuất; tập trung triển khai kế hoạch sản xuất linh hoạt, thích ứng với diễn biến thời tiết, biến đổi khí hậu, tín hiệu thị trường.

Tiếp tục tăng cường, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài chính, tài sản công; tăng cường phổ biến các quy định mới, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bất động sản có hiệu lực từ ngày 1.8 vừa qua để Luật sớm đi vào cuộc sống...

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.