Quảng Ninh: Bảo đảm cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho người dân sau bão

Sau bão số 3, nhu cầu mua hàng hóa, lương thực, thực phẩm của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng cao. Trước tình hình này, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống… và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương đã chủ động phương án cung ứng; nhất là các mặt hàng thiết yếu đáp ứng được sức mua của người dân.

Chủ động kế hoạch cung ứng hàng hóa

Tính đến thời điểm hiện tại, các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của người dân sau bão. Mặc dù cơ sở vật chất tại một số siêu thị, trung tâm thương mại, chợ Hạ Long I, chợ Hạ Long II… bị hư hỏng do bão, nhưng các đơn vị đã nhanh chóng khắc phục và hoạt động bình thường, bảo đảm cung ứng hàng hóa cho người dân.

Tại các chợ trên địa bàn TP. Hạ Long, đa số duy trì bán các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng, không bán hải sản... Giá cả các mặt hàng tăng khoảng 10%, trong đó so với ngày thường, nhiều loại rau tăng gấp đôi; các loại củ tăng 5%; giá thịt tăng nhẹ…

2255742-z5813257401905-62c9c47a8e2f77bc09ac98f452ac7f62-17571709.jpg
Thịt lợn được bán tại các chợ Hạ Long I phục vụ nhu cầu của người dân

Để phục vụ người dân, Siêu thị MM Mega đã duy trì nguồn hàng phong phú bao gồm: rau củ quả, thịt cá, dầu ăn và gạo. Chuỗi siêu thị WinMart, WinMart+ cũng mở cửa hoạt động từ 7 - 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày.

Do ảnh hưởng của mưa bão, giá rau xanh và nhu yếu phẩm được dự báo có thể tăng cao so với mức giá thông thường. Để ứng phó với tình hình này, các hệ thống siêu thị đã lên kế hoạch điều chỉnh cung ứng, đặt hàng sớm và duy trì các hệ thống phát điện và nguồn nước để bảo quản hàng hóa.

Mặc dù giá có xu hướng tăng, các siêu thị cam kết không tăng giá và duy trì chất lượng hàng hóa. Đồng thời, tiếp tục chương trình giảm giá cuối tuần và điều chỉnh giá cho một số mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ nhu cầu của khách hàng.

Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, trục lợi

Để bảo đảm nhu cầu của người dân trong điều kiện bị ảnh hưởng của bão số 3, ngày 6.9, Bộ Công Thương đã ban hành Công điện số 6751/CĐ-BCT về việc ứng phó khẩn cấp với bão, trong đó chỉ đạo các Sở Công Thương các địa phương có ảnh hưởng của bão thực hiện các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu; tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.

2255740_6b9a6156_17550209.jpg
Các chợ, siêu thị tại Quảng Ninh đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân

Thực hiện chỉ đạo này, Sở Công Thương Quảng Ninh đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra việc thực hiện dự trữ hàng hóa phục vụ công tác cứu trợ, bảo đảm đời sống Nhân dân trên địa bàn, bảo đảm thực hiện phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các hộ kinh doanh bảo đảm ổn định giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng tăng giá, góp phần ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, lợi dụng mưa, bão để nâng giá trục lợi. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại chủ động về nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong mùa mưa bão như: ngũ cốc, nước sạch, thịt, nến, xăng, dầu…

Các cơ sở kinh doanh cũng kiểm tra các kho hàng, nơi tập kết sản phẩm, bảo đảm an toàn về con người, tài sản, hàng hóa và phòng, chống cháy nổ. Đồng thời, tổ chức tốt hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong điều kiện khắc phục các hậu quả do bão gây ra, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Xã hội

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng có mặt tại sân bay Nội Bài để động viên đoàn thí sinh Việt Nam trở về từ cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới.
Đời sống

Việt Nam liên tiếp giành huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới

Tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 vừa kết thúc tại Lyon (Pháp), đoàn Việt Nam đã giành được 1 Huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Việc thí sinh giành giải cao ở các kỳ thi kỹ năng nghề trong khu vực và quốc tế không chỉ mang vinh quang về cho Tổ quốc mà còn là tấm gương, nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ trong phát triển kỹ năng bản thân tiến tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.