Quảng Ngãi: Kinh tế “vượt khó”, hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra

Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.

Ngày 6.12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi khóa XX đã khai mạc Hội nghị lần thứ 18 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2025.

Quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tích cực đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Trung ương, của tỉnh với quyết tâm chính trị cao.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ngãi đã từng bước khắc phục khó khăn và thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng.

p-01.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: AN

Kịp thời triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14.6.2024 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức đại hội đảng bộ cấp huyện và đại hội chi, đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2027.

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được thực hiện quyết liệt theo đúng chỉ đạo của Trung ương, bảo đảm hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên được quan tâm thực hiện thường xuyên. Công tác dân vận, hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, phát huy hiệu quả thiết thực.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh, năm 2024, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường; vừa phải tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập kéo dài và những vấn đề mới phát sinh đã tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra.

Trong bối cảnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tích cực đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương của trung ương, của tỉnh với quyết tâm chính trị cao.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn và thực hiện nhiệm vụ đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, năm 2025 bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện nghiêm túc, khẩn trương Nghị quyết 18 của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

“Năm 2025 là năm chúng ta phải nước rút để hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy rất mong muốn các đồng chí tập trung thảo luận, đánh giá mặt đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân, đề xuất giải pháp để chúng ta thực hiện tốt hơn. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương gắn với tổng kết Nghị quyết 18 thì tỉnh cũng sẽ sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống của chúng ta gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định.

Kinh tế “vượt khó”

Theo báo cáo, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Trong đó, có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm: Tốc độ tăng trưởng GRDP; năng suất lao động xã hội tăng; thu ngân sách; số xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; số bác sĩ/1 vạn dân; tỷ lệ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; giảm tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng xã, phường, thị trấn về quốc phòng.

l-01.jpg
Kinh tế Quảng Ngãi "vượt khó" hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra.

Cụ thể, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 4,07%, vượt kế hoạch đề ra; khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GRDP; GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.460 USD/người.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 157.521 tỷ đồng, tăng 2,6%, vượt 15,3% kế hoạch; trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 105.297 tỷ đồng, tăng 8,5%, vượt 14% so với kế hoạch. Một số sản phẩm quan trọng đạt và vượt so với kế hoạch: lọc hóa dầu vượt 18,1%; thép đạt 100%; bia các loại đạt 100%; nước khoáng đạt 100%, sản phẩm may mặc đạt 100%,…

Phát triển Khu kinh tế Dung Quất tiếp tục được chú trọng, tích cực đẩy mạnh thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000. Hiện, đã hoàn thiện 4 đồ án và đang tiếp tục triển khai 5 đồ án còn lại phù hợp với Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất.

Cải cách thủ tục hành chính, rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tập trung thực hiện. Kịp thời rà soát, ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài để thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Địa phương

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024
Địa phương

Hòa Bình đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tính đến 31.10.2024, tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh đạt 54% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 49% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong năm theo từng nguồn vốn, theo từng chương trình, dự án của một số ngành, địa phương còn thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Khánh Hòa đạt tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ảnh minh họa
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: năm 2024, Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh thông qua 22 chỉ tiêu, ước thực hiện cả năm có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch và có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.