Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18 về tinh gọn bộ máy

Theo kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ, chuyển giao nhiệm vụ về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy.

Ngày 7.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 Bùi Thị Quỳnh Vân đã ký ban hành kế hoạch số 02-KH/BCĐ "Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và triển khai thực hiện Kết luận số 09-KL/BCĐ ngày 24.11.2024 phiên họp lần thứ nhất về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và Công văn số 22-CV/BCĐ ngày 5.12.2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương".

Đề xuất, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo Ban chỉ đạo, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

g-01.jpg
Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu tại phiên họp thứ nhất

Thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý. Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, đánh giá cán bộ thực chất, vì việc bố trí người, sàng lọc đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; có chính sách thu hút, sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.

Trong đó, kế hoạch số 02 yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong toàn Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tổng kết đánh giá nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Nghị quyết 18.

Đề xuất, kiến nghị với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Đề xuất, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực lãnh đạo, quản lý.

Sáp nhập Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận

Ban Chỉ đạo yêu cầu thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh theo định hướng Kết luận 09.

Cụ thể, chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương xây dựng phương án tổng quát và các đề án cụ thể sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của cấp huyện.

Trong đó, xây dựng phương án tổng thể sắp xếp tinh gọn hệ thống chính trị cấp huyện (bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập, các hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ); Xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sáp nhập ban tuyên giáo cấp ủy và ban dân vận cấp uỷ; Rà soát để giải thể, củng cố, sáp nhập các ban chỉ đạo do Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện thành lập; Thực hiện việc tiếp nhận các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh là các doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn; Rà soát, báo cáo, xác định các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2031 và phương án sắp xếp.

Chỉ đạo Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh rà soát và đề nghị chuyển giao toàn bộ tổ chức đảng các doanh nghiệp không thuộc doanh nghiệp nhà nước chủ yếu về các huyện, thị xã, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trong đó, chuyển giao Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cho Tỉnh đoàn; Chuyển giao Hội Cựu Chiến binh Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cho Hội Cựu Chiến binh tỉnh; Đề xuất số tổ chức cơ sở đảng để thành lập Đảng bộ Khối chính quyền cấp tỉnh và tổ chức đảng để thành lập Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, tư pháp cấp tỉnh.

Rà soát để giải thể, củng cố, sáp nhập các ban chỉ đạo do Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập. Trong đó, xây dựng phương án tổng thể sắp xếp tinh gọn hệ thống chính trị của tỉnh; xây dựng đề án thành lập Đảng bộ Khối chính quyền cấp tỉnh và Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, tư pháp cấp tỉnh; kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, các ban cán sự đảng, đảng đoàn cấp tỉnh; Xây dựng đề án sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Ban Chỉ đạo giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện việc hoàn thành các đề án cụ thể sáp nhập, chuyển giao, kết thúc hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo định hướng tại Kết luận 09 và các Hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Cụ thể, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng các đề án sáp nhập, chuyển giao, kết thúc hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, trình Ban Chỉ đạo xem xét cho ý kiến trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy.

Trong đó, chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại cơ cấu bên trong các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện. Lưu ý xem xét việc phân cấp quản lý đối với Ban Quản lý Chợ thành phố Quảng Ngãi; Đề án kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ; chuyển giao nhiệm vụ về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy.

Nghiên cứu xây dựng các Đề án vận động sắp xếp các Hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng: Sáp nhập Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin tỉnh, Hội Người mù tỉnh vào Hội Chữ Thập đỏ tỉnh; hợp nhất Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh với Hội Tù yêu nước tỉnh thành Hội Cựu thanh niên xung phong và Hội Tù yêu nước tỉnh. Đồng thời, kết thúc hoạt động của đảng đoàn, ban cán sự đảng.

Trước ngày 31.12.2024 sẽ tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng để tổng kết Nghị quyết 18 và triển khai thực hiện Kết luận 09 ở cấp tỉnh.

Giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư

Đối với công tác giải quyết chế độ, chính sách cán bộ, công chức, viên chức dôi dư; ban hành mới chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy; xây dựng, phê duyệt lại đề án vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, sáp nhập tổ chức bộ máy, Ban Chỉ đạo yêu cầu thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Trung ương đối với các đối tượng tinh giản biên chế do sáp nhập, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Kết luận 09;

Tiếp tục nghiên cứu, xem xét chính sách bổ sung của địa phương nếu điều kiện cho phép.

Căn cứ Kế hoạch này, các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 trong phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương; báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy đúng tiến độ theo quy định.

Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy tình hình và điều kiện thực tiễn, trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ đạo sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.