Quảng Nam: Ô nhiễm từ nhà máy chế biến mủ cao su và bột cá gây bức xúc

Nhiều năm qua, khi 2 nhà máy mủ cao su và bột cá tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đi vào hoạt động, cũng là lúc người dân tại đây phải sống chung với ô nhiễm môi trường và lo sợ bệnh tật cận kề.

Nước thải trực tiếp đổ thẳng ra môi trường, cột khói trắng tỏa khắp nơi… đó là hình ảnh xảy ra thường ngày tại khu vực Công ty TNHH chế biến cao su Đà Nẵng và Công ty TNHH Đại Hoà - Nhà máy sản xuất bột cá thuộc cụm công nghiệp Mỹ An (xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).

Quảng Nam: Người dân sống chung với ô nhiễm từ nhà máy chế biến mủ cao su và bột cá -0
Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su làm môi trường quanh khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thời gian dài. Ảnh: Hà Nhi

Theo ghi nhận trực tiếp từ hiện trường, của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, vào những ngày trung tuần tháng 12.2022, tại Công ty TNHH chế biến cao su Đà Nẵng, trong khuôn viên công ty đang chứa một lượng lớn mủ cao su chưa qua chế biến bốc mùi hôi thối nồng nặc. Quá trình sản xuất, công ty này còn xả nước thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, lượng nước này tồn đọng gây hôi thối. Lần theo "dấu vết", phóng viên đã đến nhà máy chế biến của Công ty này và chứng kiến nhiều nguồn nước thải lẫn lộn, có màu đen ngòm từ trong nhà máy chảy ra ngoài, bốc mùi và phát tán trong không khí.

Quảng Nam: Người dân sống chung với ô nhiễm từ nhà máy chế biến mủ cao su và bột cá -0
Cao su được tập kết trong nhà máy bốc mùi hôi thối nồng nặc. Ảnh: Hà Nhi

Tình trạng hôi thối, nước thải xả trực tiếp ra môi trường xung quanh khu vực nhà máy chế biến mủ cao su không qua xử lý đã diễn ra thời gian dài. Ý kiến của nhân dân, cử tri tại địa phương đã nhiều lần được chuyển đến các cấp chính quyền sở tại. Tuy nhiên, không hiểu vì sao việc vi phạm này không dừng lại, mà ngày một nghiêm trọng hơn trước, khiến người dân vô cùng bức xúc. Người dân đang vô vọng khi kiến nghị không được các cấp chính quyền giải quyết thấu đáo?.

Quảng Nam: Người dân sống chung với ô nhiễm từ nhà máy chế biến mủ cao su và bột cá -0
Nhà máy chế biến bột cá của Công ty Đại Hòa nếu không cải thiện môi trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân và công nhân trực tiếp sản xuất. Ảnh: Hà Nhi

Tiếp tục đi vào sâu hơn, cách Công ty TNHH chế biến sao su Đà Nẵng vài trăm mét là Công ty TNHH Đại Hoà - nhà máy sản xuất bột cá thuộc cụm công nghiệp Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, phóng viên tiếp tục ghi nhận, nhà máy này gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, hôi thối không kém gì mùi hôi từ mủ cao su.

Đứng cạnh bờ đất sản xuất nông nghiệp của mình, một số người dân sinh sống tại đây bức xúc nói: Mỗi khi trời mưa dông hay oi bức là người dân không chịu nổi mùi hôi bốc lên từ các nhà máy. Chúng tôi nhiều lần phản ánh lên xã, huyện, đến tỉnh nhưng chuyện đâu lại vào đấy (?).

Quảng Nam: Người dân sống chung với ô nhiễm từ nhà máy chế biến mủ cao su và bột cá -0
Ống khói mang mùi hôi thối chưa qua xử lý từ việc nấu bột cá của Công ty Đại Hòa tỏa ra không khí, gây bức xúc trong Nhân dân. Ảnh: Hà Nhi

Không riêng 2 nhà máy trên, tại khu vực này còn có các nhà máy sản xuất khác đang “kết hợp” xả thải bẩn, vi phạm pháp luật, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người dân nơi đây vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình và thế hệ con cháu sẽ gánh chịu bệnh tật bởi nguồn nước ô nhiễm, không khí lẫn tạp chất gây chết người nếu tình trạng trên không được cải thiện.

----------------

* Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị đang trở thành một chỉ dấu kinh tế tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng nghĩa với những thách thức to lớn về môi trường, xã hội, văn hóa và sức khỏe con người. Trước thực tế đó, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, với ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh, năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn
Môi trường

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để phòng, chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu
Xã hội

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu

Nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 12.12, tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024”.

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân
Môi trường

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân

Ngày 12.12, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Dự án tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tổ chức tập huấn nâng cao về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho 50 cán bộ nòng cốt trong công tác tuyên truyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Viên An và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?
Xã hội

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO bị xử phạt hơn 330 triệu đồng vì lỗi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường và đã chấp hành. Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng việc xử phạt đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty, chỉ nên nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững
Môi trường

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững

"Do có tính đặc thù cao, lâm nghiệp là một ngành kinh tế, kỹ thuật, sản xuất theo chuỗi, bao gồm từ khâu giống, trồng rừng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Theo đó, chỉ riêng trong khâu chế biến gỗ và lâm sản nếu ứng dụng công nghệ cao cũng đã tạo đà cho hướng đi sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững" - PGS. TS Lý Tuấn Trường, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.