Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Chuyển dịch theo hướng công nghệ cao, thân thiện môi trường

Đặt vấn đề thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo lên hàng đầu, tỉnh Quảng Nam những năm gần đây đã và đang thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Kết quả, huy động được quy mô khá lớn vốn đầu tư phát triển, đạt 217.000 tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD) trong giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng bình quân 12%/năm.

Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thu hút một số dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; nguyên vật liệu và phụ liệu, hóa chất phục vụ sản xuất ngành may mặc; linh kiện điện tử phục vụ ngành điện, điện tử.

imagesbaoquangnamvn-storage-newsportal-2022-12-20-136469-tnb-56059-10.jpg
Dây chuyền sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ tại Chu Lai. Ảnh: Trịnh Dũng

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam Lê Vũ Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế tạo động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí ô tô, dệt may, da giày. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân hàng năm gần 10% (giai đoạn 2016 - 2020).

Các sản phẩm ngành công nghiệp khẳng định được chất lượng và thương hiệu như ô tô, sản phẩm điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, da giày đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Một số các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghiệp ở vùng Đông Nam của tỉnh đã được triển khai thực hiện.

Theo Sở Công Thương Quảng Nam, tỉnh đã hình thành Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải với 31 dự án từ sản xuất linh, phụ kiện cho ngành ô tô đến lắp ráp ô tô nguyên chiếc và các ngành cơ khí; Khu công nghiệp Dệt may tại Khu Công nghiệp Tam Thăng đã thu hút được 27 dự án (trong đó 21 dự án của nhà đầu tư nước ngoài và 6 dự án của nhà đầu tư trong nước) với các nhà đầu tư chiến lược.

Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương vẫn còn một số khó khăn, tồn tại nhất định. Cụ thể, các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn ít, chủ yếu là gia công sản phẩm, quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, công nghệ, máy móc sản xuất lạc hậu... việc tiếp cận chương trình, đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ còn khó khăn, hạn chế.

Phát triển CNHTtheo cụm liên kết ngành

Theo Sở Công Thương Quảng Nam, các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chính cần tập trung phát triển bao gồm CNHT ngành cơ khí, CNHT cho sản xuất lắp ráp ô tô, CNHT lĩnh vực dệt – may; ngoài ra còn có CNHT lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao.

Để góp phần thực hiện thành công quy hoạch tỉnh, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp công nghiệp nói chung, doanh nghiệp CNHT nói riêng vào đầu tư vào địa bàn, tỉnh Quảng Nam cần tập trung triển khai thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Trọng tâm tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu, cung cấp điện ổn định phục vụ tốt cho sản xuất… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất, thúc đẩy các dự án đi vào hoạt động, gia tăng năng lực sản xuất mới. Có các đề xuất phương án, tham mưu UBND tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.

Song song với đó, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát, kiểm tra, cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết làm tăng chi phí, gây phiền hà, ách tắc cho doanh nghiệp và tích cực triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính.

Tập trung rà soát, chỉ đạo hệ thống ngân hàng nghiên cứu các giải pháp để tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm giải quyết khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Đồng thời, triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; đẩy mạnh hoạt động người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam; tiếp tục triển khai hiệu quả các kế hoạch phát triển thương mại điện tử, Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP và các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên; Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm có khả năng cao của tỉnh… nhằm kích cầu tiêu thụ.

Để đạt mục tiêu đặt ra, tỉnh Quảng Nam xác định sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phát triển các ngành công nghiệp trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đưa ngành công nghiệp trở thành động lực, tạo đột phá tăng trưởng kinh tế.

"Tỉnh thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nguyên liệu đầu vào, tăng tỷ trọng nội địa trong các sản phẩm công nghiệp, hướng vào phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực và ưu tiên thúc đẩy phát triển công nghiệp đi vào chiều sâu. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, bảo đảm tính chủ động của nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp. Đồng thời, tăng cường kết nối giữa các nhà cung cấp trong nước với các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhằm tăng cường khả năng tham gia mạng lưới sản xuất trong nước và toàn cầu của các doanh nghiệp nội địa" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nhấn mạnh.

Trên đường phát triển

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.