Quảng Bình xuất hiện ổ dịch thủy đậu trong trường học

Ngày 24.10, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa vừa xuất hiện ổ dịch thủy đậu, làm 14 học sinh mắc bệnh.

Cụ thể, ngày 19.10, tại Trường tiểu học và THCS Lê Hóa xuất hiện 2 học sinh có triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu. Đến ngày 21.10, lớp học này phát hiện thêm 12 trường hợp, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 14 học sinh.

093f310f-c38f-48e8-92b3-acefaaf47fb2-2612-9139.jpg
Cán bộ CDC Quảng Bình hướng dẫn cách bôi thuốc điều trị bệnh thủy đậu cho học sinh đang cách ly, điều trị tại nhà

Đây là ổ dịch thủy đậu đầu tiên trên địa bàn tỉnh được phát hiện trong năm 2024. CDC Quảng Bình đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa và Trạm Y tế xã Lê Hóa tiến hành giám sát điều tra ca bệnh tại nhà, dịch tễ xung quanh. Đồng thời, tiến hành xử lý môi trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học và hộ gia đình có trường hợp mắc bệnh.

Bên cạnh đó, CDC Quảng Bình cũng yêu cầu lực lượng y tế địa phương hướng dẫn các gia đình có ca bệnh thực hiện việc vệ sinh hằng ngày, tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Đồng thời khi có các triệu chứng như, sốt, đau đầu, trên da xuất hiện vết ban đỏ, bọng nước... phải liên hệ ngay trạm y tế tại địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp.

Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình cho biết, thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn suy giảm miễn dịch. Bệnh rất dễ lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh nên dễ bùng phát thành dịch, chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, bằng các giọt bắn ra từ đường hô hấp (mũi, miệng) của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh có thể lây thông qua việc tiếp xúc với đồ vật, như: quần áo, chăn gối có vấy bẩn các dịch tiết của người bệnh..., nhất là lây khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch khi các bọng nước bị vỡ. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây nên tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh.

z5962704108148-edb922d7a5d888b361bfe87e2ab25a9d-8754-6903.jpg
CDC Quảng Bình trao thuốc, hóa chất và hướng dẫn sử dụng phòng, chống dịch thủy đậu cho Trường tiểu học và THCS Lê Hóa

Trong trường hợp chuyển biến xấu, bệnh có thể dẫn đến các tác động nghiêm trọng như viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết… thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh, cũng như để lại di chứng về mặt thẩm mỹ.

Ngoài ra, có một biến chứng cần lưu ý là khi bị mắc bệnh thủy đậu ở lứa tuổi nhỏ, vi rút Varicella Zoster sẽ “lẩn trốn” ở các hạch cảm giác trong cơ thể và sau đó có thể “thức dậy” ở tuổi trung niên gây ra bệnh Zona (giời leo) mạn tính.

“Hiện đã có vaccine phòng bệnh thủy đậu, vì thế cha mẹ nên lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng sớm để nâng cao sức đề kháng miễn dịch cho trẻ, cũng như chống lại các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và nâng cao rào chắn miễn dịch trong cộng đồng”, CDC Quảng Bình cho biết.

Sức khỏe

Bệnh viện Đại học Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội cơ sở Linh Đường: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, robot trong khám, chữa bệnh
Sức khỏe

Bệnh viện Đại học Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội cơ sở Linh Đường: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, robot trong khám, chữa bệnh

Môi trường học thuật đa ngành, đa lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ làm nền tảng cho việc hiện thực hóa mô hình bệnh viện đại học gắn kết chặt chẽ với đào tạo, nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ, ứng dụng thực tế và áp dụng công nghệ cao.

Bộ Y tế đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina Bắc Giang
Tin tức

Bộ Y tế đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina Bắc Giang

Sau bữa liên hoan mừng ngày Phụ nữ việt Nam 20.10, nhiều công nhân của Công ty TNHH Shinsung Vina (Bắc Giang) xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, sốt… Trong đó, có tổng cộng 83 người phải nhập viện khám, chưa phát hiện trường hợp chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến tính mạng.

Hội nghị thu hút hơn 600 đại biểu đến từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Sức khỏe

Đề xuất phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Cần Thơ

Ngày 23.10, Sở Y tế TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Phát triển y tế cơ sở, nhằm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25.10.2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở và đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.