Quảng Bình: Xây dựng Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được xây dựng bên bờ sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, nằm gần ngôi nhà mà Đại tướng đã sinh thành.

Công trình Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc Dự án Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp do UBND huyện Lệ Thủy làm chủ đầu tư. Nhà tưởng niệm nằm tại thôn An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), ngay cạnh bên mái nhà xưa của gia đình Đại tướng, nơi Người được sinh thành và dành những năm tháng niên thiếu ở quê nhà.

z5918541291012-b42ada49aaa0baa4fbffc562564ee771-4095.jpg
Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được xây dựng và hoàn thiện. Ảnh: K.T

Công trình dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12.2024 với nhiều hạng mục được đầu tư, đảm bảo sự trang nghiêm và ý nghĩa với nhiều câu chuyện lịch sử được ghi chép, cất giữ. Nhà tưởng niệm dự kiến sẽ lưu giữ, trưng bày và giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật, hình ảnh gắn với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Với cấu trúc hai tầng, tầng một của Nhà tưởng niệm có sảnh đón tiếp du khách thập phương, khu soạn lễ và hướng dẫn...; tầng hai là gian nhà gỗ truyền thống, chia thành 3 gian, với tổng diện tích sàn hơn 252m2. Nơi đây có không gian thờ cúng, vị trí hành lễ, kho, phòng dâng hương và hành lang, trong đó, ban thờ Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được đặt tại vị trí trung tâm và trang trọng. Không gian tầng hai cũng là nơi trưng bày, lưu giữ các kỷ vật, hiện vật gắn với cuộc đời Đại tướng.

z5918541288645-e29bb4afad901f9777cadddac64df89b-3819.jpg
Khu vực trung tâm của Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm tại tầng 2. Ảnh: K.T
z5918541232623-4460a936242b19ca805327cb4577135d-7216.jpg
Người dân đến thăm Nhà tưởng niệm ngay khi đang được xây dựng

Đến nay, Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành cơ bản phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các hạng mục khác, nhằm kịp thời gian hoàn thành trong tháng 12.2024.

Ngôi nhà đơn sơ với mái ngói và lá tranh lợp vẫn được trông coi và chăm chút bởi gia đình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nằm cạnh Nhà tưởng niệm đang được xây dựng. Đặc biệt, tại khuôn viên của ngôi nhà cũ vẫn còn chăm sóc cây khế già, lúc niên thiếu Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường đọc sách và vui chơi dưới gốc cây.

z5918541299598-5e219e11ec5f19fbaa9edfb703c1f511-9968.jpg
Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự kiến hoàn thành vào tháng 12.2024

Khi hoàn thành, Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đón người dân và du khách đến thăm viếng, tưởng niệm vị Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.