Quảng Bình: Vì sao sau Tết Nguyên đán, hơn 150 học sinh Trường tiểu học số 1 Quảng Phú vẫn chưa đến lớp?

Hơn 150 học sinh Trường tiểu học số 1 Quảng Phúc, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) vẫn chưa đến lớp bắt đầu tiết học đầu năm mới, dù đã gần 1 tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Học sinh đến trường nhưng không vào lớp học

Trong nhiều ngày qua, các học sinh Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc tại điểm trường lẻ Tân Mỹ vẫn được phụ huynh đưa đến trường, nhưng không vào lớp học. Nguyên nhân được cho là do điểm trường đã đóng cửa và toàn bộ học sinh phải đến điểm trường chính cách đó khoảng 2km. Vì vậy, nhiều phụ huynh bày tỏ ý kiến không đồng tình với việc này.

Anh Lê Trung Dũng (39 tuổi), TDP Tân Mỹ, phường Quảng Phúc, đang có con em học tại trường mong muốn điểm trường được giữ lại và hoạt động do chỉ có ông bà đưa đón, cha mẹ đi làm thuê xa, việc di chuyển thêm 2km để đưa đón con em gây thêm nhiều phiền toái và vất vả cho gia đình.

z6292243805933-a891a32a989bbb8ecad32f934e752630.jpg
Nhiều phụ huynh đưa học sinh đến trường nhưng không vào lớp học

Về phía nhà trường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc Phan Tiến Lâm cho biết, điểm trường lẻ Tân Mỹ có 6 lớp với 154 học sinh phải đóng cửa trong tháng 1.2025, do không đảm bảo an toàn cho hoạt động dạy và học.

Trước đó, trường đã tổ chức 3 cuộc họp để tuyên truyền vận động phụ huynh và chuẩn bị 6 phòng học với đầy đủ trang thiết bị để đón các em đến trường. Tuy nhiên từ ngày 3.2 đến nay, phụ huynh không đưa con em đến học tại điểm trường chính như đã trao đổi trước.

Được biết, đây là chủ trương của thị xã Ba Đồn và phường Quảng Phúc.

Đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết

Được biết, theo báo cáo kết quả ngày 4.10.2024 của Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình), về hạng mục khối nhà lớp học 5 phòng và hạng mục khối nhà lớp học 2 phòng của điểm trường lẻ Tân Mỹ, khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn Nguyễn Văn Tình thông tin thêm, điểm trường lẻ Tân Mỹ xây dựng đã lâu và xuống cấp, lại nằm ở vùng thấp trũng, nên địa phương đã mời đơn vị có chuyên môn kiểm định chất lượng công trình. Dựa trên kết quả kiểm định chất lượng kể trên, địa phương đã tạm thời đóng cửa điểm trường lẻ Tân Mỹ, chuyển toàn bộ học sinh lên học ở điểm chính có khuôn viên khang trang và đầy đủ các thiết bị phục vụ học tập cho các em tốt hơn.

Tuy nhiên đến nay, nhiều phụ huynh chưa đồng thuận.

z6292243747418-cb707e2eaf03e70847331211a24848b1.jpg
Điểm trường lẻ Tân Mỹ, trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc
z6292243773904-4eac2625c1ff2b3823ee8c42083638f6.jpg
Phòng học xuống cấp tại điểm trường lẻ Tân Mỹ

“Thị xã đang cân đối nguồn vốn để xây dựng lại điểm trường này vì không thể sữa chữa, nhưng thời gian có thể kéo dài khá lâu. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho các em học sinh và giáo viên, duy trình thời gian học tập, mong bà con đưa con em tạm thời học ở điểm chính”, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn Nguyễn Văn Tình chia sẻ.

Bí thư Thị ủy Ba Đồn Trương An Ninh nêu quan điểm của địa phương là phải đảm bảo quyền lợi của học sinh trên hết và không để con em bỏ học, đảm bảo điều kiện tốt nhất; đồng thời, đã giao cho phía UBND thị xã tham mưu, có phương án nâng cấp hoặc làm mới một địa điểm khác, không để con em không được đến trường, cũng như nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Về hướng giải quyết vào thời điểm hiện tại, đại diện UBND phường Quảng Phúc cho biết sẽ phối hợp với mặt trận và các ban ngành đoàn thể, nhà trường tiếp tục vận động, giải thích cho bà con hiểu, vì các phòng học ở điểm trường lẻ Tân Mỹ không đảm bảo an toàn.

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.