Quảng Bình: Hiệu quả sau 5 năm sáp nhập xã, phường

Qua nhiều năm thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, nhiều địa phương tại Quảng Bình không chỉ có tên mới mà còn có thêm dư địa phát triển, tăng tính cố kết trong cộng đồng dân cư cùng cơ hội mới. 

5 năm xã biển "nhập" xã nông

Năm 2020, xã Phú Trạch và xã Hải Trạch được thông qua việc sắp xếp đơn vị hành chính, hợp nhất là xã Hải Phú, dưới sự đồng thuận của người dân 2 xã. Vào thời điểm đó, Phú Trạch được biết là xã thuần nông, người dân chủ yếu phụ thuộc vào gieo lúa, trồng khoai; trong khi đó, Hải Trạch lại nổi tiếng với thương nghiệp và ngư nghiệp, với những người buôn bán lành nghề và đi biển ngoài xa đem lại nguồn lợi kinh tế lớn.

Tuy nhiên, những giá trị về văn hóa và xã hội cốt lõi cơ bản đều tương đồng khi hai địa phương giáp nhau, người dân thường xuyên giao lưu, thông thương. Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú Nguyễn Xuân Tuyển, từ những năm chiến tranh, Nhân dân hai vùng đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

Quảng Bình: Nhập xã giúp mở rộng không gian phát triển, bồi đắp giá trị cộng đồng -0
Sau nhiều năm sắp xếp đơn vị hành chính, xã Hải Phú cán đích nông thôn mới vào năm 2024

“Khi người dân vùng biển di cư, sơ tán, người dân vùng nông đã đùm bọc, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, tình cảm hai bên vô cùng khăng khít. Do đó, những giá trị của hai vùng với 2 ngành nghề khác nhau lại bồi đắp thêm những giá trị mới trong cộng đồng”, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cho biết.

Đến nay, sau hơn 4 năm sáp nhập xã, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, mặc dù không tránh khỏi một số thay đổi về thủ tục hành chính cho người dân, tuy nhiên đời sống cơ bản ổn định không có xáo trộn. Đặc biệt, hoạt động kinh tế - xã hội có những thay đổi tích cực và vượt trội. Từ hai địa bàn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu nông thôn mới, đến nay, xã Hải Phú đã về đích xây dựng nông thôn mới, có nhiều đổi thay trong diện mạo cũng như đời sống.

Ông Nguyễn Đức Thạnh (1964), xã Hải Phú, cho biết sau khi 2 xã là một, bước đầu có nhiều thay đổi và người dân cũng thấy rõ sự khác biệt trong nghề nghiệp 2 nơi, nhưng qua thời gian, hầu như không có nhiều xáo trộn.

“Tôi vốn là người làm nông ở xã Phú Trạch. Qua thời gian dài nhập xã, người dân chúng tôi thấy không có nhiều xáo trộn, mà ngược lại thì 2 thế mạnh có lẽ hỗ trợ nhau. Người dân cũng đoàn kết, tập trung làm ăn”, ông Nguyễn Đức Thạnh cho biết.

Tương tự, tại phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới, vốn được hợp nhất từ phường Đồng Mỹ và phường Hải Đình. Sau thời gian sắp xếp, phường xác định mục tiêu tập trung phát triển dịch vụ và thương mại, qua đó, tuyên truyền để người dân cùng đồng lòng hướng phát triển và tập trung vào thế mạnh chung.

Mở rộng không gian phát triển

Thời gian qua, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua nhiều Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính, dựa trên sự đồng thuận của người dân các địa phương.

Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Quảng Bình Khóa XVIII, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Phạm Thị Hân cho biết Nhân dân đã chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023 - 2025 và các giai đoạn sau.

Tuy nhiên, tại một số địa phương, một bộ phận cử tri, nhân dân chưa chấp thuận khi lấy ý kiến về sáp nhập xã. Có 4 xã phải lấy ý kiến lần thứ 2 như xã Quảng Thủy, Quảng Tân khi nhập thành xã Tân Thủy; xã Vạn Trạch, Sơn Lộc khi nhập thành xã Vạn Lộc.

Quảng Bình: Nhập xã giúp mở rộng không gian phát triển, bồi đắp giá trị cộng đồng -0
Đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Quảng Bình Khóa XVIII. Ảnh: Khánh Trinh

Trong đó, 2 xã vẫn chưa đạt tỷ lệ trên 50% cử tri đồng ý là xã Sơn Lộc và xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch.

Được biết, nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cán bộ lo lắng về việc sắp xếp, bố trí cán bộ. Bên cạnh đó, một bộ phận cử tri và Nhân dân ở các xã trong diện sắp xếp lo lắng sự khác biệt về văn hóa, lịch sử, địa lý. Sự khó khăn trong thay đổi thông tin trên giấy tờ cá nhân sau sắp xếp, một số bất cập trong quản lý sử dụng cơ sở vật chất,… cũng là những cản trở khiến việc sắp xếp đơn vị hành chính tại một số địa phương trên chưa hoàn thành.

Quảng Bình: Nhập xã giúp mở rộng không gian phát triển, bồi đắp giá trị cộng đồng -0
Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Bình thông qua nội dung các nghị quyết tại Kỳ họp thứ 17. Ảnh: Khánh Trinh

Tuy vậy, trên cơ sở những giá trị cốt lõi có chung của người dân toàn tỉnh, những đơn vị hành chính cấp xã đã thực hiện sắp xếp đều tiếp tục phát huy các thế mạnh về kinh tế - xã hội, giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý dù khác biệt nhưng kết hợp hài hòa và ngày một đặc sắc. Trên hết, việc sắp xếp đơn vị hành chính có thể mở ra không gian phát triển và kết hợp nguồn lực để từng bước đạt các mục tiêu cao hơn.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu đánh giá, việc sắp xếp đơn vị hành chính đã và đang góp phần mở rộng không gian phát triển, tạo giá trị mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân về sau này.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.