Quảng Bình bừng sáng trung tâm năng lượng mới

Một thời khói lửa kiên cường, Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đóng vai trò tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc - hậu phương trực tiếp của miền Nam. Mảnh đất hẹp nhất cả nước là “túi bom, rốn đạn” những năm tháng kháng chiến, hứng chịu hơn 1,5 triệu tấn bom cùng nhiều lượt tên lửa và 14 vạn quả pháo… “Đất lửa” vì thế không chỉ là danh xưng ẩn dụ mà đã gợi dậy cả một quá khứ hào hùng của quê hương cách mạng Quảng Bình. Để hôm nay, những tên đất, tên làng được nhớ mặt, đặt tên trong từng trang sử vẻ vang tiếp tục vươn mình, hướng đến là trung tâm năng lượng mới của quốc gia.

Dự án năng lượng quốc gia trên tuyến giao tranh xưa

Trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch), gần kề khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nơi Vũng Chùa - đảo Yến là âm thanh sôi động cùng hình ảnh quyết tâm lao động hăng say của hơn 2.000 công nhân đang thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch. Trong đó, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, tổng mức đầu tư 41.130 tỷ đồng đang thành hình với lò hơi, nhà điều khiển trung tâm, ống khói quy mô… được xem là trung tâm năng lượng quan trọng của quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện của cả nước từ năm 2026. Kế đó, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II dự kiến sẽ tiếp tục được triển khai, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước vào các năm tiếp theo.

Khoảng 2.000 công nhân đang làm việc trên công trường để dự án hoàn thành kịp tiến độ. Ảnh: Khánh Trinh
Khoảng 2.000 công nhân làm việc trên công trường để dự án hoàn thành kịp tiến độ. Ảnh: Khánh Trinh

Sự bình yên của một vùng đất ven biển, giáp núi, cận đèo Ngang với những câu thơ xưa và những khu công nghiệp mọc lên san sát hôm nay sẽ khiến không ít người có thể hình dung nơi đây từng là chốt giữ hiểm yếu của quân đội ta trong bối cảnh đế quốc Mỹ tung ra các toán biệt kích cả trên rừng, lẫn dưới biển và phủ máy bay rải bom để thực hiện chiến dịch chiến tranh phá hoại. Quân và dân khu vực đèo Ngang đã cùng đồng lòng ngăn chặn các phi vụ biệt kích, cùng chiến đấu, bám trụ để bảo đảm sản xuất và thực hiện nhiệm vụ trị an cho đến ngày thống nhất đất nước.

Ngày nay, khu vực này đã được “thay da đổi thịt” với diện mạo quy hoạch đổi mới; trong đó, Dự án năng lượng quốc gia Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch là mũi nhọn phát triển của địa phương. Đến thăm công trình trong những ngày tháng 4 nắng miền Trung gió Lào bỏng rát, chúng tôi không khỏi bất ngờ với quy mô của các hạng mục cùng sự nhọc nhằn nhưng đầy quyết tâm của đội ngũ công nhân trên công trường; chẳng mảy may một bóng cây xanh, cộng thêm hệ thống sắt, thép chằng chịt khiến nhiệt độ càng thêm nóng nực nhưng cũng không vì vậy mà tiến độ thi công bị kéo lùi.

Hiện, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I đã đạt trên 4,5 triệu giờ công lao động an toàn, tiến độ tổng thể đạt 55,23%. Dự kiến đến cuối năm 2024, tiến độ tổng thể đạt khoảng 78%. Tiến độ phát điện Tổ máy 1 dự kiến là ngày 19.5.2026 và Tổ máy 2 là ngày 19.10.2026. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Giáp thuộc Ban Quản lý Dự án điện 2 cho biết: để bảo đảm quy trình an toàn khi làm việc, công trường được kiểm soát chặt bằng hệ thống vân tay, camera giám sát, thiết bị đo tốc độ phương tiện, đo nồng độ cồn, rà kim loại… “Dự án gồm nhiều hạng mục thi công phức tạp, tập trung khối lượng lớn thiết bị máy móc và nhân công nên công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường luôn được chủ đầu tư, nhà thầu quan tâm đặt lên hàng đầu, để hạn chế tối đa sự cố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia thi công, tài sản, trang thiết bị công trình”, anh Nguyễn Ngọc Giáp cho biết.

Thời điểm này, hướng đến ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc tế lao động, cũng như hòa cùng hào khí 420 năm thành lập tỉnh Quảng Bình, công trường dự án năng lượng quốc gia trên tuyến lửa xưa vẫn sôi động không khí làm việc không một ngày nghỉ, để duy trì nhịp lao động đã vào guồng, cũng như đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn phát điện. "Toàn thể liên danh các nhà thầu Mitsubishi Corporation - Huyndai Engineering và Tổng công ty Xây dựng số 1 cũng như 2.000 công nhân trên công trường đang cùng đồng lòng, quyết tâm, "vượt nắng" để duy trì nhịp lao động xuyên suốt, không ngừng nghỉ, đáp ứng tiến độ đề ra", lãnh đạo Ban Quản lý Dự án điện 2 cho biết.

Miền đất khó biến nắng gió thành nguồn lực

Từ đèo Ngang đi ngược về phía Nam của tỉnh Quảng Bình, những huyện, thị xã ven biển đều trải dài cát trắng. Trong đó, vùng đất giáp biển của hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy bạt ngàn cát trắng với những hàng phi lao, dương xanh là nơi con người luôn phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt. Mặc dù vậy,  ý chí cách mạng đã hun đúc nên một thế hệ quân dân vùng biển kiên cường đã từng lập nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần vào đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975.

Trở lại dải đất này hôm nay, trên con đường “tránh lũ” vượt qua vùng cát trắng các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, cuộc sống và diện mạo nơi đây đã đổi khác. Cát trắng và gió Lào rát bỏng nay đã trở thành nguồn lực, tiềm năng cho những "cánh đồng" điện gió sải cánh trên 33km cung đường Quốc lộ 1 tránh lũ. Trong đó, có cụm trang trại điện gió B&T do Công ty AMI AC Renewables, có công suất 252MW, tổng vốn đầu tư hơn 8.113 tỷ đồng; Nhà máy Điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy, công suất 49,5MWp, tổng vốn đầu tư hơn 1.037 tỷ đồng…

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khác cũng đang đăng ký đầu tư các dự án năng lượng tái tạo tận dụng nguồn lực thiên nhiên nắng, gió của địa phương. Đặc biệt, sản phẩm năng lượng tái tạo điện gió ngoài khơi đang được thăm dò, đánh giá, lập dự án cho giai đoạn 2025 - 2030. Chủ tịch HĐQT Công ty AMI Renewables Nguyễn Nam Thắng cho biết, đơn vị đang thí điểm sản xuất hydrogen và ammonia xanh quy mô nhỏ, để tiến tới kết hợp khi đầu tư điện gió ngoài khơi.

Được biết, năm 2023, Cụm trang trại điện gió B&T đóng góp cho ngân sách địa phương 110 tỷ đồng, 60% sản lượng điện toàn tỉnh. Bên cạnh đó, những “cánh đồng gió” với khoảng 100 nhân sự địa phương là kỹ sư vận hành, bảo vệ, công nhân vệ sinh, chăm sóc cây cối… góp phần thay đổi không chỉ diện mạo cả vùng mà còn cùng với sự phát triển của nghề đi biển để thay đổi căn cơ cả đời sống người dân vùng đất cách mạng.

Kết hợp nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời… phù hợp với Quy hoạch điện VIII của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống hạ tầng năng lượng đa dạng đang dần trở thành động lực phát triển chính của Quảng Bình, sớm đưa địa phương trở thành trung tâm năng lượng mới của quốc gia.

Những vùng đất vang danh trong lịch sử tiếp tục được gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đưa tỉnh Quảng Bình tự hào vươn lên từ đất lửa kháng chiến mà thế hệ sau mãi khắc ghi. “Khi tạo được nền tảng vững vàng từ hạ tầng, tỉnh sẽ có nhiều dư địa để bứt phá trong các năm kế tiếp. Đó là động lực vững và mạnh để mỗi cá nhân và cả tập thể cùng nhau hiện thực hóa khát vọng phát triển Quảng Bình anh hùng, bất khuất”, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.

Địa phương

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
Trên đường phát triển

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững; góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 chính thức diễn ra hôm nay (25.10) tại TP. Buôn Ma Thuột.

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm
Trên đường phát triển

HĐND TP. Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Kawasaki (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm

Ngày 25.10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn đã chủ trì buổi tiếp nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Yuuji Amagasa làm Trưởng đoàn và Chủ tịch Hội đồng thành phố, Phó Trưởng đoàn Norio Aoki đến thăm và làm việc tại TP. Đà Nẵng.

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động
Địa phương

Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động

Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ trong nước với tổng mức đầu tư gần 15.500 tỷ đồng với nhiều chính sách ưu đãi. Thế nhưng, sau gần 10 năm, nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Hà Nội: Kết nối giải pháp chuyển đổi sản xuất xanh trong nền kinh tế số
Trên đường phát triển

Hà Nội: Kết nối giải pháp chuyển đổi sản xuất xanh trong nền kinh tế số

Ngày 25.10, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại TP. Hà Nội, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Kết nối cùng Phát triển - “Link to Grow” Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc 2024 với chủ đề "Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững".

Phó Giám đốc Sở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cà Mau Trần Công Khanh
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tạo chuyển biến thực sự trong giải ngân vốn đầu tư công

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Cà Mau đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng và các Chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch được giao. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức thấp. Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau Trần Công Khanh về vấn đề này.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng
Địa phương

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng

Theo Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Thị Hương, qua hơn ba năm thực hiện, công tác phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy với các tổ chức đảng và các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành kỷ luật của Đảng đã góp phần quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, góp phần thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng nói chung, nhiệm vụ KTGS, thi hành kỷ luật của Đảng nói riêng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, huyện Bá Thước thăm công trình đường giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 1719
Địa phương

Bài 1: Thu hẹp “khoảng cách” miền núi và miền xuôi

Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện miền núi với dân số gần 1 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Sau gần 3 năm triển khai, nguồn lực đầu tư và các chính sách thiết thực từ Chương trình 1719 đã tạo ra bước ngoặt giúp diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có nhiều đổi thay tích cực.

Bài 1: Tạo động lực, cơ chế huy động nguồn lực phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tạo động lực, cơ chế huy động nguồn lực phát triển

Theo Báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, các cơ chế, chính sách thực hiện thí điểm đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo chủ động cho thành phố trong giải quyết một số thủ tục hồ sơ hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng; chính sách tăng thêm thu nhập được bảo đảm công khai, minh bạch... Từ đó, tạo động lực và cơ chế huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Bắc Giang: Thu hồi toàn bộ con dấu cũ có tên huyện Yên Dũng từ ngày 1.1.2025
Địa phương

Bắc Giang: Thu hồi toàn bộ con dấu cũ có tên huyện Yên Dũng từ ngày 1.1.2025

Ngày 24.10, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện thực hiện Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2025 (Nghị quyết số 1191).