Quảng Bình: Bất cập tại khu dân cư nhiều “không” giữa trung tâm thành phố Đồng Hới

Quảng Bình: Bất cập tại khu dân cư nhiều “không” giữa trung tâm thành phố Đồng Hới

Không có đèn đường, chưa có hệ thống thoát nước, vỉa hè, công viên và cây xanh cũng chưa triển khai; đó là thực trạng đang diễn ra đối với người dân tại tổ dân phố (TDP) 9, phường Bắc Lý, TP Đồng Hới (Quảng Bình) phải gặp nhiều bất cập trong sinh hoạt.

Đến thời điểm hiện tại, TDP 9, phường Bắc Lý đã có nhiều hộ dân sinh sống với nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên. Hệ thống kết cấu hạ tầng để sinh hoạt nhìn thoạt qua cơ bản đã đầy đủ. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng vào ban đêm, khu dân cư ngay giữa trung tâm thành phố Đồng Hới lại tối tăm, thiếu điện chiếu sáng để học sinh, trẻ em vui chơi, sinh hoạt, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh và gia đình. Cùng với đó, một số hạng mục quan trọng cũng đang thiếu, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người dân nơi đây.

z5825202887294_22a7149f8114445f8ccdcff03ef35320.jpg
Khu dân cư đã tập trung nhiều người dân đến ở nhưng sinh hoạt còn nhiều bất cập. Ảnh: Khánh Trinh

Theo đó, Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư TDP 9 có tổng diện tích 23.000m2 đất, bao gồm: Đất phân lô mới 9.481m2; đất vườn 2.302m2; đất giao thông trên 9.000m2; đất hệ thống thoát nước (R3) hơn 460m2; đặc biệt có 1.655m2 đất dành cho công viên, khu thể thao và trồng cây xanh...do UBND TP. Đồng Hới làm chủ đầu tư.

Đến nay, dự án đã đấu giá hết các lô đất ở trong quy hoạch, bước đầu đáp ứng yêu cầu đặt ra là hình thành khu dân cư tập trung phù hợp với không gian kiến trúc cũng như quy hoạch chung của TP. Đồng Hới; đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân; tăng nguồn thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Tuy vậy, sau thời gian dài sinh sống, nhiều hộ dân ở đây mới phát hiện và cho biết rằng hệ thống thoát nước thải, nước mặt chưa có, nên người dân chỉ có thể đổ tràn trên mặt đường hay ra khu vực ngay cạnh, gây mất mỹ quan và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

“Tôi sống ở đây từ hơn 4 năm rồi. Mà đến nay vẫn chưa có hệ thống thoát nước thải. Nhà nào cũng đổ nước ra ngoài. Vì vấn đề này mà nhiều hộ dân cũng mâu thuẫn, cãi nhau do nước thải hôi thối lắm”, bà Nguyễn Thị Hạnh, người dân ở TDP 9 phường Bắc Lý cho biết.

z5825202925285_f6f1a0728924b77d1c1246b53c689ed4.jpg
Hệ thống chiếu sáng công cộng chưa có
z5825202913589_7c9526438dc549fe600acbfbb2a2d08e.jpg
Diện tích công viên để tập kết rác hoặc đất phong hoá, vật liệu xây dựng

Bên cạnh hệ thống thoát nước, công viên là hạng mục đặc biệt đã phần nào thu hút nhiều người dân đến đây sinh sống. Tuy nhiên, khu đất dành cho việc xây dựng công viên vẫn đang bị bỏ hoang. Một số hộ dân tranh thủ trồng rau màu, hoặc đổ đất phong hoá, tập kết rác.

Phó Chủ tịch UBND phường Bắc Lý Trần Trọng Nghĩa cho biết, hạ tầng kỹ thuật đất ở TDP 9, thuộc địa bàn phường Bắc Lý, đã được bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2019 - 2020. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư còn thiếu một số hạng mục như: vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh, công viên. Qua quá trình sinh sống thì bà con cử tri cũng có nhiều ý kiến đề nghị UBND thành phố tiếp tục đầu tư để đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân. Nhưng do nguồn vốn hạn hẹp nên thành phố cho biết sẽ đầu tư vào thời gian tới.

“UBND phường sẽ tiếp tục đề nghị UBND thành phố bố trí nguồn vốn để đầu tư các hạng mục, đảm bảo quyền lợi của bà con nhân dân. Do dự án thuộc diện đầu tư của thành phố nên phường không thể can thiệp vào các hạng mục đầu tư”, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết thêm.

z5825202895999_15628b6a77db4896990033c20f715f27.jpg
Không có hệ thống thoát nước nên người dân phải đổ ra mặt đường

Về hệ thống xử lý, thu gom nước thải sinh hoạt, Phó Chủ tịch UBND phường Trần Trọng Nghĩa cho hay, thời gian vừa qua, thành phố đã triển khai giai đoạn 2 và sẽ triển khai giai đoạn 3 trong tương lai. Do vậy, có nhiều hạng mục chưa được kết nối, hệ thống nước thải và nước mặt chưa được đấu nối hoàn thiện, một phần gây ảnh hưởng đến đời sống bà con nhân dân, đặc biệt là khi mùa mưa lũ đến.

Đại diện chủ đầu tư dự án, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển Quỹ đất TP. Đồng Hới Nguyễn Văn Sỹ cho rằng, đơn vị sẽ sẽ cân đối nguồn vốn, xem xét đưa vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 để thực hiện.

Về phía người dân, mong mỏi của người bà con trên địa bàn là khu dân cư sớm được đầu tư đồng bộ các hạng mục như đã thông tin, để cuộc sống sinh hoạt văn minh, vệ sinh và an toàn hơn.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.