Quảng bá du lịch - văn hóa Việt Nam tại Kanagawa, Nhật Bản năm 2024

Ngày 7 - 8.9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ hội Xúc tiến du lịch - văn hóa Việt Nam tại Kanagawa năm 2024.

Lễ hội Xúc tiến du lịch - văn hóa Việt Nam tại Kanagawa là sự kiện thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng tỉnh Kanagawa và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức. Năm 2024, Lễ hội diễn ra ngày 7 - 8.9, tại Công viên Zoo-no-hana, thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa.

Tại Lễ hội, hai bên phối hợp tổ chức một chuỗi sự kiện nổi bật: quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, tiềm năng du lịch của Việt Nam tại hai gian hàng triển lãm do tỉnh Kanagawa cung cấp; biểu diễn rối nước tại sân khấu rối nước, biểu diễn rối cạn và nhạc cụ dân tộc tại sân khấu chính của Lễ hội.

Quảng bá du lịch-văn hóa Việt Nam tại Kanagawa, Nhật Bản năm 2024 -0
Lễ hội Xúc tiến du lịch - văn hóa Việt Nam tại Kanagawa năm 2023. Ảnh: BVHTTDL

Bên cạnh đó là chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam nhằm quảng bá điểm đến và chính sách du lịch của Việt Nam, các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, kết nối doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hàng không của Việt Nam và Nhật Bản trao đổi, hợp tác du lịch.

Nằm ở phía Nam thủ đô Tokyo, tỉnh Kanagawa có diện tích 2.415km2 và dân số hơn 9,2 triệu người, đông dân thứ 2 ở Nhật Bản. Những năm gần đây, số người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Kanagawa liên tục tăng, đưa Việt Nam trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai trong tổng số hơn 170 quốc gia/vùng lãnh thổ có người dân sinh sống ở tỉnh này với hơn 34.000 người.

Lễ hội trở thành dịp để giới thiệu đến người dân Kanagawa về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, qua đó góp phần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu, kết nối giữa người dân hai nước.

Văn hóa - Thể thao

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.