Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Nguy cơ “mất trắng” trước Tết

Bão số 3 và lũ từ thượng nguồn sông Hồng đổ về đã nhấn chìm hàng vạn gốc đào tại phường Nhật Tân, Phú Thượng và khu vực trồng quất phường Tứ Liên, Quảng An. Bão số 3 cũng cuốn trôi hy vọng của nhiều gia đình về một mùa bội thu vào dịp cuối năm, để lại nhiều nỗi lo âu, khắc khoải về tương lai; hình ảnh những cây đào, quất xanh mướt cả một vùng ven sông giờ đã thay thế bằng hình ảnh héo úa, hoang tàn nhuộm màu bùn đất.

Chứng kiến những gốc đào của gia đình bị hư hỏng do úng nước, chị Đỗ Hồng Yến (phường Nhật Tân) không khỏi xót xa; chị Yến chia sẻ, 2.500 gốc đào thế và đào cành của gia đình được chăm bẵm kĩ càng chuẩn bị cho dịp Tết sắp tới nhưng nước lũ dâng cao nên đã gần như mất trắng; để khôi phục lại vườn đào, gia đình chị cần ít nhất 500 triệu đồng và nhiều thời gian, công sức. “Tôi rất lo lắng vì không biết lấy đâu ra tiền để tái sản xuất. Bình thường đào giống chỉ từ 5.000 - 6.000 đồng/gốc nhưng vào thời điểm này, giá giống bị đẩy lên cao đến 30.000 đồng/gốc, thậm chí còn không mua được giống”, chị Yến buồn bã nói.

bn1.jpg
Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Trần Tâm

Trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, nhiều hộ đã sẵn sàng nhổ đào, úp chậu xuống vì cây chết không thể phục hồi. Ngay cả những gốc đào cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm, trăm năm được người dân nâng niu, chăm sóc kỹ lưỡng với những luống đất cao cũng không tránh khỏi bị ngập, ngâm mình trong nước. Theo báo cáo của UBND quận, tổng diện tích cây trồng, hoa màu trên địa bàn quận bị thiệt hại khoảng 179,05ha, tương đương 86,555 tỷ đồng.

Trưởng Phòng Kinh tế quận Tây Hồ Trần Gia Hùng cho biết, đối với những cây có thể phục hồi, quận đã liên lạc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội, Viện Nghiên cứu rau quả trung ương để có hướng dẫn về mặt kỹ thuật giúp người dân; đồng thời, xây dựng phương án hỗ trợ thêm về vốn, kỹ thuật và hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các diện tích còn lại. “Hiện, hội làng nghề trồng đào đã lên vùng cao mua các loại đào giống, trên cơ sở đó người dân sẽ ghép các cành, mắt của đào Nhật Tân vào. Tuy nhiên, việc hồi phục lại các vườn đào cần tối thiểu 2 năm. Do vậy, sẽ không kịp có đào, quất để tiêu thụ vào dịp Tết sắp tới”, ông Hùng chia sẻ.

Hỗ trợ người dân vay vốn lãi suất 0%

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo quận, trực tiếp là Bí thư Quận ủy Lê Thị Thu Hằng trong chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão, lũ, quận Tây Hồ đã khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh và giúp người dân ổn định cuộc sống. Theo đó, Bí thư Quận ủy đã kịp thời chỉ đạo các cấp, ngành tập trung rà soát những nơi bị ảnh hưởng nặng nề và lên kế hoạch hỗ trợ người dân trong thời gian sớm nhất. Những biện pháp hỗ trợ tín dụng, vay vốn với lãi suất ưu đãi đã được triển khai để giúp đỡ bà con khôi phục sản xuất.

Trưởng Phòng Kinh tế quận Trần Gia Hùng chia sẻ, với nhu cầu vay vốn rất lớn hiện nay của người dân, UBND quận đang đẩy nhanh đề xuất với HĐND quận thông qua việc hỗ trợ cho người dân được vay vốn ưu đãi với lãi suất 0%, thời gian dự kiến từ 2 - 3 năm. “Hiện, quận đã ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận 20 tỷ đồng cho người dân vay phát triển sản xuất, tới đây, quận sẽ bố trí thêm 65 tỷ đồng nữa”, ông Hùng cho biết thêm.

Cùng với việc giãn nợ, cho vay vốn phục hồi sản xuất với lãi suất 0%, thời điểm này, quận đã định hướng cho bà con canh tác thêm các loại hoa, rau màu nhằm bảo đảm cuộc sống của người dân. Trong đó, quận sẽ hướng bà con phường Phú Thượng chuyển sang trồng hoa dơn, hoa loa kèn; khu vực phường Nhật Tân tổ chức trồng hoa cúc; phường Tứ Liên chuyển sang trồng màu; khu vực bãi giữa sông Hồng chuyển sang trồng màu, cây dược liệu… để bảo đảm cuộc sống của người dân cũng như phục vụ Tết Nguyên đán.

Trước những thiệt hại lớn quận Tây Hồ đang gặp phải, UBND thành phố Hà Nội đã hỗ trợ nguồn kinh phí để quận khắc phục. Tuy nhiên, căn cứ vào Nghị định 02 của Chính phủ và Quyết định 07 của UBND thành phố về hỗ trợ do thiên tai, lũ lụt đối với sản xuất nông nghiệp, UBND quận Tây Hồ đề nghị, thành phố có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất đối với những hộ trồng đào, quất truyền thống. Bởi theo quy định, trong danh mục hỗ trợ lại không có tên của 2 loại cây trồng này. Do vậy, nếu không có thêm những chính sách đặc thù, người dân khó khôi phục lại các làng nghề trong thời gian sớm nhất.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Quận ủy, ngay sau bão, các đoàn, thể địa phương trên địa bàn đã tích cực hỗ trợ người dân dọn dẹp, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy, giúp môi trường trở lại trạng thái an toàn. Hình ảnh những người dân lao động cùng nhau khôi phục lại vườn tược, dọn dẹp môi trường sau bão mang đến một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết và sự vượt lên khó khăn thử thách.

Bão số 3 đã mang đến nhiều khó khăn, thiệt hại cho người dân quận Tây Hồ, đặc biệt là những hộ trồng đào, quất và hoa màu. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và tinh thần đồng lòng của người dân, hy vọng rằng, Tây Hồ sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này; qua đó, không chỉ tái sản xuất thành công mà còn giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…