Hoạt động khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công

Nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động khuyến công trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên mong muốn Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tiếp tục quan tâm, gỡ khó về nguồn lực, chính sách, cơ sở hạ tầng; đặc biệt là nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công.

Vẫn gặp nhiều khó khăn

Những năm qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo động lực khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Nhiều ngành nghề được duy trì và phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn...

Thời gian tới, cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công. Nguồn: ITN
Thời gian tới, cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công. Nguồn: ITN

Năm 2024, kế hoạch khuyến công địa phương giao là 882 triệu đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là 30 triệu đồng; hỗ trợ chuyển giao hoặc ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 852 triệu đồng.

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi cho biết, quá trình thực hiện công tác khuyến công vẫn còn những trở ngại nhất định như nhận thức và tiềm lực tài chính để đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất, cải tiến mẫu mã của các cơ sở công nghiệp nông thôn còn hạn chế. Một số cơ sở có tiềm lực kinh tế lại ít quan tâm do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ quá nhỏ, không đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn cũng như thị trường nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện được dự án như đã lập, chỉ sản xuất cầm chừng hay tạm thời ngưng sản xuất kinh doanh. Một số đơn vị được thụ hưởng kinh phí khuyến công chưa phát huy hết hiệu quả năng lực sản xuất...

Tại Gia Lai, năm 2024 tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công địa phương là 3,78 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 2,178 tỷ đồng, vốn đối ứng của các đơn vị thụ hưởng 1,8 tỷ đồng của 12 đề án. Quá trình thực hiện hoạt động khuyến công ở Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, kinh phí khuyến công quốc gia chưa được bố trí vốn đã ảnh hưởng đến việc đầu tư máy móc và nhu cầu của các đơn vị đã đăng ký. Công tác tuyên truyền các chính sách khuyến công tại các huyện vẫn chưa sâu rộng; chưa xây dựng được đội ngũ cộng tác viên khuyến công tại các huyện nên việc xây dựng các đề án khuyến công sát với thực tế địa phương còn rất hạn chế. Cùng với đó, hiện còn nhiều đối tượng thụ hưởng chưa được tiếp cận về nội dung cũng như thông tin hỗ trợ kinh phí khuyến công. Việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các huyện, thị xã, thành phố đăng ký tham gia các sản phẩm còn hạn chế về số lượng...

Tiếp tục hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Trước những khó khăn còn tồn động, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên mong muốn Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tiếp tục quan tâm, gỡ khó về nguồn lực, chính sách, cơ sở hạ tầng; đặc biệt là nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, triển khai để Chương trình khuyến công hằng năm đến với các cơ sở một cách rộng rãi. Bảo đảm cân đối kinh phí khuyến công hằng năm để triển khai thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động khuyến công hằng năm để rút kinh nghiệm cho những năm sau.

Ngay sau khi kế hoạch khuyến công được ban hành, đơn vị thụ hưởng phải tập trung tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nội dung đề án được duyệt, sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng dự toán nhằm phát huy hiệu quả của Chương trình. Trung tâm chủ động phối hợp với phòng Kinh tế; phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố để triển khai có hiệu quả các đề án và thực hiện tốt công tác theo dõi, giám sát quá trình triển khai các đề án này đạt kết quả cao. Đặc biệt, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi cũng sẽ chỉ đạo Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại tỉnh đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác khuyến công; phối hợp lồng ghép chương trình khuyến công với thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu khác nhằm gia tăng nguồn lực thực hiện, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tăng cường bám sát cơ sở, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư, sản xuất để từ đó có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các doanh nghiệp. Đồng thời hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp và địa phương cách tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển giao hoặc ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường nhằm giúp chuyển đổi nhanh từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp bảo đảm các quy định về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn phát triển công thương Nghệ An cho biết, sẽ thường xuyên đi cơ sở, chủ động nắm bắt tình hình khó khăn vướng mắc của các đơn vị thụ hưởng để từng bước tháo gỡ, hỗ trợ các đơn vị triển khai đề án bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, chế độ, chính sách cũng như các quy định khác về quản lý hoạt động khuyến công. Hướng dẫn các địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện các đề án được hỗ trợ năm 2024.

Tăng cường hỗ trợ giúp các doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kích cầu tiêu thụ để giúp doanh nghiệp lưu thông hàng hóa, tạo được doanh thu, tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuyên truyền, phổ biến chính sách về hoạt động khuyến công; xây dựng các chương trình, đề án theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa để khuyến khích thúc đẩy các cơ sở đầu tư mạnh mẽ nhằm tạo chuyển biến rõ rệt cho sự phát triển của ngành...

Kinh tế

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương là một trong những địa phương phát triển mạnh về công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để tự chủ nguồn nguyên liệu, Bình Dương đã và đang xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm và chú trọng đưa ra cơ chế hợp lý, chú trọng dồn nguồn lực tập trung cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá
Bất động sản

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá

Trong bối cảnh Thủ Thiêm được định hình là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố, sự khan hiếm nguồn cung đất đẹp cùng với các dự án hạng sang được quy hoạch bài bản đã khiến giá trị bất động sản tại khu vực này có xu hướng tăng qua các năm, điển hình là dự án The Metropole Thủ Thiêm với mức tăng giá vượt kỳ vọng trong 2 năm qua.

Thời gian quan, khuyến công Bình Dương góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn trong tỉnh. Nguồn: ITN
Kinh tế

Góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn

Thời gian qua, chính sách khuyến công tại Bình Dương đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, góp phần tạo động lực cho sự phát triển bền vững của kinh tế nông thôn trong tỉnh. Với những giải pháp cụ thể được đề xuất, chúng tôi tin tưởng rằng, các cơ sở công nghiệp nông thôn tại Bình Dương sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khuyến công là “đòn bẩy” huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Nguồn: ITN
Kinh tế

“Đòn bẩy” huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, các đề án, nhiệm vụ được triển khai phù hợp với nhu cầu thực tiễn, góp phần tạo sự liên kết, khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Vai trò của khuyến công được khẳng định là đòn bẩy trong việc huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn để góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển
Kinh tế

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển

Trước việc Thụy Điển vừa thông báo thu hồi hạt điều nghi chứa mảnh thủy tinh nhỏ gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, ngày 3.12, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đưa ra thông tin lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang thị trường này.

Thu hoạch mủ cao su. Ảnh: ITN
Doanh nghiệp

Phân bón Đầu Trâu giúp nâng cao chất lượng mủ cao su

Để khai thác cây cao su hiệu quả, nhất là nâng cao chất lượng mủ, bà con nhà vườn cần chú ý nên chọn các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cao su có hàm lượng kali cao, và có bổ sung trung vi lượng như Đầu Trâu cao su kinh doanh - một sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. 

Cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I kiểm tra các điều kiện an toàn của cảng bến. Ảnh: BN
Doanh nghiệp

Làm tốt công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

Để đảm bảo yêu cầu an toàn, cũng như giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do bão lũ gây ra, thời gian qua Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo trì luồng tuyến để đảm bảo an toàn trên tuyến đường thủy do đơn vị quản lý…

Sơn La: Công ty Kinh Đô trúng gói thầu hơn 95 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 1 triệu đồng
Tài chính

Sơn La: Công ty Kinh Đô trúng gói thầu hơn 95 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 1 triệu đồng

Liên tiếp các gói thầu đầu tư công trên địa bàn tỉnh Sơn La được trúng sát giá, trong đó xuất hiện một số doanh nghiệp thường xuyên được nhận nhiều gói thầu có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp", điển hình như hoạt động đấu thầu tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Kinh Đô.