Thường trực Thành ủy Hải Phòng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI năm 2024

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

3-5362.jpg
Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp. Ảnh: Đàm Thanh

Đó là những khẳng định tại Hội nghị Thường trực Thành ủy Hải Phòng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI năm 2024 vừa được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Tiếp tục là địa bàn chiến lược củanhà đầu tư

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 985 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ đô la Mỹ. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nhấn mạnh, thời gian qua, Hải Phòng rất chủ động, sáng tạo, có những đột phá, có tầm nhìn dài hạn, chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội. Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, Hải Phòng xây dựng hệ sinh thái để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển, bao gồm đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo quỹ đất sạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hải Phòng sẽ tiếp tục là điểm đến thu hút đầu tư, là địa bàn chiến lược được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Thông qua hội nghị, Thường trực Thành ủy cùng lãnh đạo thành phố, các sở, ban, ngành, địa phương đã được lắng nghe những chia sẻ, đề xuất của các doanh nghiệp FDI đại diện cho hơn 900 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố thuộc nhiều lĩnh vực: cảng biển, logistics; chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo; đào tạo lao động chất lượng cao; kết nối cung cầu, tạo chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài; cấp phép cho người lao động nước ngoài… đề nghị thành phố trao đổi, giải quyết. Trong đó, đề nghị thành phố định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực đối với ngành điện tử, bán dẫn, từ đó, đưa Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm hàng đầu cả nước về đào tạo nhân lực chất lượng cao trong ngành điện tử, bán dẫn, công nghệ thông tin; hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam trong cùng lĩnh vực để chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác đầu tư; kiến nghị cung cấp ổn định điện cho các nhà máy, khu công nghiệp…

Thay mặt Thường trực Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng giao các sở, ban, ngành trả lời, làm rõ từng nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp. Đối với những kiến nghị liên quan đến vướng mắc về luật pháp, Thường trực Thành ủy giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố khẩn trương có kiến nghị cụ thể đối với Trung ương, đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ các vướng mắc. Thường trực Thành ủy cũng giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo tổng hợp, theo dõi, đôn đốc và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các đề xuất, kiến nghị tại hội nghị.

Vừa qua, Hải Phòng phải chịu sự tàn phá của bão số 3 (siêu bão Yagi), gây ra những tổn thất nặng nề về người và tài sản, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, thành phố đang đứng trước thách thức rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số trong năm 2024.

Với vai trò động lực tăng trưởng lớn nhất của thành phố, tôi kêu gọi các doanh nghiệp FDI tập trung nhanh chóng khôi phục và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, kê khai đầy đủ giá trị sản phẩm tại Hải Phòng… để đóng góp vào nỗ lực của thành phố trong thực hiện mục tiêu 10 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số. Lãnh đạo thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao để hỗ trợ các doanh nghiệp ở mức tối đa, trước mắt sẽ hoãn, lùi các đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong năm 2024.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu

Giải quyết tối đa nguyện vọng của doanh nghiệp

Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu yêu cầu: Đối với các kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp, các sở, ngành phải xử lý triệt để ngay và thông tin tới doanh nghiệp. Đối với những kiến nghị liên quan đến vướng mắc của luật pháp, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố khẩn trương có kiến nghị cụ thể đối với Trung ương, đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ các vướng mắc. “Cá nhân tôi cùng Thường trực Thành ủy sẽ chủ động, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo để những cam kết ngày hôm nay với doanh nghiệp sớm có kết quả; giải quyết tối đa nguyện vọng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại thành phố” - Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu khẳng định.

Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ở mức 2 con số trong 9 năm liên tiếp, là một điểm sáng trong bức tranh chung của cả nước. Thành phố cũng đã đạt con số tăng trưởng ấn tượng về thu hút FDI, luôn trong top đầu cả nước về số vốn đăng ký đầu tư và có xu hướng ngày càng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố Hải Phòng, không chỉ về lĩnh vực kinh tế, mà còn cả về xã hội. Doanh nghiệp FDI là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Lãnh đạo thành phố luôn coi các doanh nghiệp FDI là một phần quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp Hải Phòng, các nhà đầu tư nước ngoài vừa là bạn, là đối tác nhưng cũng chính là những công dân danh dự của thành phố. Lãnh đạo thành phố cam kết sẽ luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI. “Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi xin một lần nữa khẳng định tinh thần sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển, các doanh nghiệp đều nhận được sự quan tâm bình đẳng như nhau, sự thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố Hải Phòng, là sự thành công của chính quyền” - Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu khẳng định.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.